Thứ Năm, Tháng Tư 25, 2024

Hướng đến phí 0 đồng cho thực tập sinh sang Nhật Bản làm việc

Việt Nam và Nhật Bản đang triển khai nhiều giải pháp để giải quyết các vấn đề chi phí đối với chương trình phái cử thực tập sinh Việt Nam sang Nhật Bản, hướng đến xóa bỏ chi phí phải trả liên quan đến hợp tác lao động.

Thực tập sinh Việt Nam làm việc tại một công ty ở Nhật Bản. Ảnh: TTXVN

Theo TTXVN, diễn đàn về giao lưu và phát triển nguồn nhân lực giữa Việt Nam – Nhật Bản năm 2023 diễn ra ngày 5-4 vừa qua cho biết, Việt Nam và Nhật Bản vẫn đang phối hợp để giảm mức chi phí mà người lao động phải đóng và tiến tới mục tiêu “phí 0 đồng”.

Chẳng hạn như Hiệp hội Thân thiện Quốc tế Nhật Bản đã triển khai “Dự án phí 0 đồng” ở Hà Tĩnh từ năm 2014. Đến nay, khoảng 600 thực tập sinh có hoàn cảnh khó khăn có điều kiện sang Nhật Bản làm việc.

Từ cuối năm 2022, các cơ quan Nhật Bản đã bắt đầu thảo luận về cơ chế mới để người lao động nước ngoài sang Nhật Bản không mất chi phí, yên tâm làm việc và gắn bó.

Về phía Việt Nam, TTXVN dẫn lời của đại diện Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động Thương binh và xã hội) cho biết, một số chương trình không tốn chi phí hoặc phí thấp như chương trình điều dưỡng nhưng cần có phương án để thu hút lao động.

Ngoài ra, theo quy định mới, thực tập sinh kỹ năng, hộ lý, lao động đặc định khi đi làm việc tại Nhật Bản sẽ không phải trả tiền môi giới, tiền ký quỹ, tiền giáo dục định hướng. Tương tự, đối với tiền đào tạo nghề, ngoại ngữ để đáp ứng yêu cầu của phía Nhật Bản, người lao động chỉ chi trả một phần theo quy định, đối với lao động đặc định thì được đào tạo miễn phí.

Thông tin tại diễn đàn, hiện nay, số chi phí trung bình mà người lao động Việt Nam vay nợ để đi Nhật Bản làm việc đang cao hơn cả Trung Quốc, Campuchia và gấp 4 lần Philippines.

Số tiền để nộp và vay nợ trung bình của thực tập sinh Việt Nam khi sang Nhật Bản làm việc là 670.000 yen (khoảng 120 triệu đồng).  Mức tiền này đang ở ngưỡng cao nhất trong 15 nước phái cử lao động sang Nhật Bản.

Thậm chí người lao động phải chi trả khoản tiền hơn 190 triệu đồng. Nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên như do không tuân thủ quy định cấm về thu tiền thế chấp, bảo lãnh; chi phí cho người môi giới cao; việc địa phương có ít hoặc không có cơ sở đào tạo dẫn đến người lao động phải tốn chi phí đi lại, sinh hoạt tại các trường dạy tiếng Nhật ở nơi khác.

Theo thống kê, số thực tập sinh Việt Nam chiếm 56% tổng số thực tập sinh đang học tập và làm việc tại Nhật Bản. Số lượng người Việt Nam sinh sống làm việc tại Nhật Bản tính đến tháng 6-2022 đã đạt 480.000 người.

T.Đào

Theo Kinh tế Sài Gòn Online

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Thực tập ở nơi có lương, trợ cấp mới là thời...

0
(SGTT) - Đối với các bạn sinh viên năm cuối, thực tập là một trong những việc bắt buộc cần phải thực hiện để...

Đề xuất bổ sung nhóm người tham gia bảo hiểm thất...

0
(SGTT) -  Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đề xuất mở rộng nhóm người và linh hoạt mức đóng bảo hiểm thất...

Lương tháng 13: Không chỉ là chuyện ‘đến hẹn lại lên’

0
(SGTT) - “Lương tháng 13” là một chủ đề đến hẹn lại lên trên các diễn đàn doanh nghiệp và các vấn đề về...

Cơ hội việc làm cho gần 30.000 người lao động dịp...

0
(SGTT) - Vừa qua, TPHCM diễn ra phiên giao dịch việc làm trực tiếp và trực tuyến nhằm tuyển dụng lao động với nhu...

Nhiều địa phương hỗ trợ người lao động dịp Tết Nguyên...

0
(SGTT) - Thời điểm này, nhiều địa phương như TPHCM, Hà Nội, Quảng Ngãi đã có những hoạt động chăm lo tết cho người...

Thu nhập của người lao động tăng giảm ra sao trong...

0
(SGTT) - Theo số liệu thống kê năm 2023, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên đạt 52,4 triệu người, tăng 666.500...

Kết nối