Thứ năm, Tháng mười một 7, 2024

Hiểu đúng về triết lý thời trang bền vững

(SGTT) -N ếu như trước kia, được “Ăn ngon mặc đẹp” là đích đến mà chúng ta hướng tới thì nay thời trang còn cần phải đáp ứng được những yêu cầu về bảo vệ môi trường.

Khái niệm “Thời trang bền vững” ra đời kể từ khi những công ty nổi tiếng trong ngành như ESPRIT hay Patagonia bắt đầu mang những triết lý về bảo vệ môi trường vào trong sản phẩm của mình đầu những năm 1990. Ngày nay, triết lý này trở thành một trào lưu tiêu dùng trên toàn thế giới. Số liệu của Diễn đàn Thời trang Toàn cầu (Mỹ) đưa ra cho thấy hơn 75% số người tiêu dùng ở các nước phát triển mong muốn sản phẩm họ mua có tính bền vững về môi trường.

Bản chất của việc tạo ra nguyên liệu, rồi thiết kế, dệt may, vận chuyển, tiêu thụ, giặt ủi và vứt bỏ các sản phẩm may mặc là tốn rất nhiều nguyên nhiên liệu hóa thạch và sinh ra chất thải nguy hại đến hệ sinh thái. “Thời trang bền vững” có thể hiểu một cách đơn giản là tất cả những cách thức giảm thiểu tác động về môi trường của việc sản xuất và sử dụng hàng may mặc.

Đối với những nhà sản xuất đó là một quy trình hướng đến tận dụng tối đa nguyên liệu, giảm thiểu những vật liệu có hại và giảm xả thải ra môi trường.

Đối với người tiêu dùng, triết lý thời trang bền vững nhấn mạnh việc thay đổi thói quen sử dụng, hướng đến trang phục có nguyên liệu tự nhiên, sử dụng trang phục tiết kiệm và hạn chế tối đa việc vứt bỏ quần áo. Các sản phẩm mang triết lý thời trang bền vững cũng thường là những sản phẩm an toàn, không gây độc hại cho môi trường, có thể sử dụng được trong thời gian dài và không cần thay thế liên tục.

Cách nhận biết

Người tiêu dùng thế giới nay đã có thể dựa vào nhãn mác để nhận biết xem sản phẩm định mua đã được thẩm định là thân thiện với môi trường hay chưa.

Trong đó, nhãn “Bluesign” là chứng nhận cấp cho các sản phẩm dệt nhuộm không dùng hóa chất độc hại và đảm bảo an toàn cho người sử dụng:

Nhãn của Forest Stewardship Council (FSC - Tạm dịch: “Hội đồng quản lý rừng”) dành cho các sản phẩm lấy nguyên liệu từ các khu rừng được quản lý nghiêm ngặt, duy trì khả năng tái tạo và đa dạng sinh học:

Các sản phẩm chứa ít nhất 95% lượng sợi hữu cơ và không chứa kim loại nặng độc hại, formaldehyde, dung môi thơm, sinh vật biến đổi gen và enzym của chúng, thuốc nhuộm có các hợp chất gây ung thư… sẽ được cấp nhãn “organic” từ tổ chức Tiêu chuẩn dệt may hữu cơ toàn cầu (GOTS).

Ngoài ra các sản phẩm thời trang từ châu Âu còn có thể được cấp chứng nhận an toàn OeKO-Tex® Standard 100 do Hiệp hội nghiên cứu và thực nghiệm sản phẩm dệt may và da (Thụy Sĩ) cấp.

Cách "giữ mình" khi mua sắm quần áo

Về quy tắc 30 lần mặc: Livia Firth, CEO của công ty khảo sát Eco Age (Mỹ), cho rằng người tiêu dùng chỉ nên mua những sản phẩm mà họ có thể mặc lại ít nhất 30 lần. Cô nói: “Thông điệp ở đây là mỗi khi bạn định mua thứ gì thì cần phải nghĩ xem liệu mình có thể mặc món đồ này ít nhất 30 lần trong tương lai hay không. Nếu câu trả lời là có thì hẵng mua. Bạn sẽ thấy ngạc nhiên khi nhận ra mình có quá nhiều món đồ không cần phải mua về”.

Khi mua đồ giao mùa: Hãy chọn những món đồ bạn có thể mặc quanh năm, trong mọi điều kiện thời tiết. Những món đồ không bao giờ lỗi mốt như đồ jeans, áo sơ mi, váy suông, áo khoác blazer cũng giúp bạn tốn ít thời gian hơn trong việc chọn quần áo mặc mỗi ngày.

Không vứt bỏ đồ cũ: Hãy cho đi đồ cũ thay vì để chúng mốc meo trong tủ đồ chật ních của mình. Một mẹo hay để cổ vũ thói quen này đó là hãy cho đi một món đồ mỗi khi mua về một món đồ khác.

Giữ tốt, dùng bền: Nghe có vẻ quá “thường”, nhưng đây là cách làm hiệu quả để bảo vệ môi trường. Giữ gìn quần áo và giặt ủi đúng cách đề đồ được mới lâu hơn, dùng được nhiều lần hơn. Bạn cũng có thể tự học cách sửa một số lỗi vặt trên quần áo, tránh chuyện đồ hơi hỏng đã đem bỏ đi. Đây cũng là mẹo tiết kiệm cho bạn một khoản tiền không nhỏ đấy.

Mua đồ ít nhưng “xịn” thay vì mua đồ nhiều nhưng “dỏm”: Hãy chọn chất lượng thay vì số lượng, vì đồ tốt thì bao giờ nhìn cũng đẹp, bắt mắt và giữ được chất vải lẫn màu sắc, kiểu dáng lâu hơn. Đương nhiên là đồ tốt thì bao giờ cũng có giá cao hơn đồ “chợ” nhưng mua 10-20 món đồ tốt, chất lượng cao vẫn giúp bạn ăn mặc sành điệu và thông thái hơn là mua 50-60 món đồ kém chất lượng.

Vũ Hoàng tổng hợp

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Vì đâu giới trẻ lại chuộng ‘đồ cũ’?

0
(SGTT) - Hiện nay, xu hướng sắm đồ thời trang secondhand (đồ đã qua sử dụng, hay còn gọi là “hàng thùng”, “đồ sida”)...

6 bộ đồng phục quốc gia nổi bật tại Thế vận...

0
(SGTT) - Sự kiện Thế vận hội năm nay tại Pháp chỉ còn vài ngày nữa sẽ chính thức khởi tranh (từ 26-7 đến...

Sở hữu vóc dáng gầy mặc sao cho đẹp?

0
(SGTT) - Không ít các nàng đã từng cảm thấy tự ti chỉ vì thân hình không hoàn hảo, đặc biệt là những cô...

10 bộ cánh nổi bật tại thảm đỏ Liên hoan phim...

0
(SGTT) - Liên hoan phim Cannes năm nay nhận được sự quan tâm lớn khi quy tụ nhiều ngôi sao giải trí nổi tiếng...

Chic style – phong cách thời trang sang trọng của những...

0
(SGTT) - Theo ý nghĩa trong tiếng Pháp, “chic” là thông minh và thanh lịch. Một cô nàng theo đuổi chic style thường sử...

Các xu hướng thời trang lấy cảm hứng từ thể thao

0
(SGTT) - Trong những năm gần đây, các xu hướng thời trang lấy cảm hứng từ các môn thể thao đang ngày càng thịnh...

Kết nối