Thứ Năm, Tháng Tư 25, 2024

Giá xăng tăng, giá hàng hóa chỉ là… chưa tăng!

V.Yến-N.Quyên

Giá xăng bán lẻ đã bị đẩy lên gần 20.000 đồng/lít trong tuần qua và chuyện hàng hóa rục rịch tăng giá là điều đang được nói đến. Tại TPHCM, nhiều doanh nghiệp sản xuất và nhà phân phối trong ngành bán lẻ hàng hóa tiêu dùng cho biết họ đang cố kìm giá dù chưa chắc sắp tới sẽ thế nào.

Doanh nghiệp kìm giá

Hồi tuần rồi (ngày 5-5), theo quyết định của liên bộ Tài chính-Công Thương, giá xăng tăng thêm 1.950 đồng/lít. Theo đó, xăng RON 92 có giá mới là 19.230 đồng/lít, RON 95 và E5 có giá mới là 19.830 đồng/lít. Bà Lê Thị Thanh Lâm, Phó tổng giám đốc Công ty Sài Gòn Food (Saigon Food), cho rằng giá xăng tăng có ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Xăng tăng giá kéo theo giá vật tư, giá nguyên liệu cũng như chi phí vận chuyển tăng. Đầu vào của sản xuất tăng, tất yếu giá thành sản phẩm tăng lên.

Mặc dù vậy, nhưng theo bà Lâm, hiện tại sức mua trên thị trường yếu nên Saigon Food chưa thể tăng giá bán sản phẩm. “Tuy thế, với việc xăng tăng giá, sắp tới việc giá nhiều sản phẩm trên thị trường tăng là điều không tránh khỏi”, bà Lâm dự đoán.

Bà Phạm Thị Ngọc Hà, Giám đốc Công ty TNHH San Hà (TPHCM), cũng cho rằng giá xăng tăng đã tác động trực tiếp đến giá vận chuyển. Theo đó, dù chưa quyết định nhưng có thể sắp tới công ty sẽ tăng giá sản phẩm, mức tăng chính xác sẽ được tính toán lại và thông báo cho hệ thống phân phối, người tiêu dùng.

Giá xăng hiện tại chưa tác động lên giá các mặt hàng. Ảnh: Thành Hoa
Giá xăng hiện tại chưa tác động lên giá các mặt hàng. Ảnh: Thành Hoa

Nói về điều này, ông Trần Bá Dũng, Phó giám đốc Công ty TNHH Sản xuất Hương Mi (TPHCM), cho biết ngay sau khi giá xăng tăng lên gần 2.000 đồng/lít, phí vận chuyển lập tức tăng theo. Ông Dũng đơn cử, với một đơn hàng vài trăm sản phẩm từ TPHCM chuyển đi Huế trước kia phí là 200.000 đồng thì nay đã thành 400.000 đồng. Số tiền 200.000 đồng tưởng nhỏ nhưng tính ra phí vận chuyển đã tăng tới 100%. “Điều đó là không nhỏ với những đơn vị thường xuyên phải vận chuyển hàng hóa như chúng tôi. Đó là chưa kể tiền xăng xe đi lại của nhân viên kinh doanh mỗi ngày cũng thêm vài ngàn đồng. Chúng tôi là doanh nghiệp nhỏ nên chỉ một khoản chi phí tăng lên cũng chồng thêm những khó khăn”, ông Dũng nói.

Dù nhận định sẽ có khó khăn nhưng ông Dũng cho rằng việc tăng giá bán sản phẩm ở thời điểm hiện nay là điều không thể. Ông Dũng cho biết doanh nghiệp ông tham gia chương trình bình ổn thị trường, giá cả hàng trăm sản phẩm đã được đăng ký với Sở Tài chính TPHCM. Nếu muốn tăng giá sản phẩm thì doanh nghiệp phải làm hồ sơ, giải trình cụ thể, và mất mười lăm ngày để Sở Tài chính thành phố xem xét, phê duyệt.

Giám đốc một hợp tác xã sản xuất, kinh doanh rau tại Đà Lạt (Lâm Đồng) cũng cho biết giá vận chuyển tăng 5-10% so với trước. Nhưng theo vị giám đốc này, hiện chưa thể tăng giá sản phẩm vì đã thống nhất giá với các hệ thống phân phối trước đó, muốn tăng thì cần phải có một khoảng thời gian nữa.

[box type=”download”] Lo ngại “té nước theo mưa”

Sau khi xăng tăng giá, các doanh nghiệp vận tải đánh tiếng rằng đang tính toán, cân nhắc việc tăng giá. Nhiều doanh nghiệp sản xuất kinh doanh các mặt hàng khác cũng bày tỏ lo lắng giá cước vận chuyển hàng hóa cũng tăng lên. Nhưng thực ra, giá bán lẻ của mặt hàng dầu diesel, vốn là nhiên liệu dùng cho xe tải hay xe khách, vẫn giữ mức giá lâu nay. Cụ thể, từ ngày 11-3 đến nay, dù xăng đã hai lần tăng giá với mức trên 3.500 đồng/lít thì dầu diesel vẫn không điều chỉnh lần này và hiện đang ở mức giá 15.880 đồng/lít.

Trao đổi với Sài Gòn Tiếp Thị, một vị phó tổng giám đốc doanh nghiệp xăng dầu đầu mối cho rằng dù các doanh nghiệp đánh tiếng hay mới là tính toán, cân nhắc thì cũng đã vô lý và đúng kiểu “té nước theo mưa”. Theo ông này, có thể nắm chắc một điều rằng hiện nay chỉ có các loại xe taxi dùng xăng, còn các loại xe khách, xe tải, xe container chở hàng, chở khách đường dài đều chạy bằng dầu. “Lần này, có chăng chỉ có cước taxi tăng giá được, còn cước vận tải hàng hóa, hành khách đường dài thì không, vì đơn giản là dầu diesel không hề tăng giá”, vị này nói.

Minh Tâm[/box]

Siêu thị giữ giá, chợ tùy thị trường

Ông Võ Hoàng Anh, Giám đốc marketing Saigon Co.op, cho biết việc tăng giá hàng hóa theo giá xăng thường có độ trễ nhất định và siêu thị sẽ kiểm soát hợp lý. Do đó, cho đến thời điểm này hệ thống siêu thị của Saigon Co.op (Co.opMart) vẫn chưa tăng giá bất kỳ mặt hàng nào. Thậm chí, hệ thống Co.opMart vẫn thực hiện kế hoạch giảm giá trong tháng 5. Đồng thời, Saigon Co.op vẫn đang duy trì một lượng hàng lớn với giá bình ổn để điều tiết thị trường.

Ông Hoàng Anh nói thêm rằng, từ đầu năm đến nay, giá xăng đã tăng hai lần, vì vậy, mặc dù doanh nghiệp phải gồng mình giữ giá nhưng việc hàng hóa buộc phải tăng giá trong thời gian tới là khó tránh khỏi. Vấn đề tăng bao nhiêu và tăng vào thời điểm nào sẽ tùy thuộc vào chiến lược và năng lực của từng doanh nghiệp. “Tuy nhiên, thị trường vẫn có thể kỳ vọng trong thời gian tới áp lực tăng giá sẽ được giảm nếu giá nguyên liệu và các yếu tố cấu thành giá sản phẩm khác có những điều chỉnh theo hướng tích cực”, ông Hoàng Anh nhận xét.

Ông Hồ Quốc Nguyên, Giám đốc quan hệ công chúng hệ thống siêu thị Big C, cũng cho biết hiện tại Big C vẫn chưa nhận được thông báo tăng giá của bất kỳ nhà cung cấp nào. Mặt bằng giá chung theo đó vẫn ổn định.

Trong khi đó, đại diện hệ thống siêu thị Lotte Mart thì cho biết trước khi giá xăng tăng Lotte Mart nhận được thông báo tăng giá sản phẩm của một số nhà cung cấp. Tuy nhiên, hiện hai bên vẫn còn thương lượng, bàn thảo. “Nếu Lotte Mart thấy mức tăng của nhà cung cấp là hợp lý thì sẽ thống nhất, điều chỉnh ngày áp dụng mức giá tăng. Nếu không hợp lý Lotte Mart sẽ yêu cầu xem xét lại”, vị đại diện này nói.

Ghi nhận của phóng viên Sài Gòn Tiếp Thị tại các chợ như Hiệp Bình Phước, Bình Triệu (quận Thủ Đức), Phạm Văn Hai (quận Tân Bình), Hạnh Thông Tây (quận Gò Vấp)… cho thấy giá bán các mặt hàng thực phẩm tương đối ổn định. Theo lý giải của các tiểu thương, một phần vì sức mua thấp, nếu tiểu thương tăng giá sẽ càng vắng khách, hơn nữa một số loại rau củ đang vào mùa thu hoạch.

Ông Tạo, một tiểu thương tại chợ Hạnh Thông Tây, nói rằng giá các mặt hàng vẫn ổn định. Có một số mặt hàng tăng giá do nhu cầu tiêu dùng tăng hoặc thiếu hàng do mùa vụ chứ không liên quan đến chuyện xăng tăng giá.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

TPHCM: cửa hàng xăng dầu không được tự ý ngừng kinh...

0
(SGTT) - Theo Sở Công Thương TPHCM, cửa hàng bán lẻ xăng dầu không được tự ý dừng hoạt động kinh doanh mặt hàng...

Giá xăng tăng mạnh, chạm ngưỡng 25.750 đồng mỗi lít

0
Từ chiều 21-9, xăng E5 RON92 tăng 726 đồng/lít, xăng RON95-III tăng 877 đồng/lít, dầu diesel tăng 539 đồng/lít; dầu hỏa tăng 628 đồng/lít...

Giá xăng tăng mạnh, cao nhất tăng gần 1.300 đồng/lít

0
Từ 15:00 giờ hôm nay (21-7), liên bộ Công Thương – Tài chính thực hiện điều chỉnh giá xăng dầu theo chu kỳ. Theo...

Giá xăng giữ nguyên, giá dầu tăng nhẹ

0
Trong kỳ điều hành giá xăng dầu của liên bộ Công Thương-Tài chính, từ 15:00 giờ hôm nay (12-6), dầu diesel tăng 85 đồng/lít,...

Giá xăng giảm mạnh, xuống thấp nhất trong 1,5 năm qua

0
Giá xăng dầu trong nước đồng loạt đi xuống từ 15:00 ngày hôm nay, 11-5, trong đó nhiều mặt hàng giảm mạnh, đưa nhiên...

Giá xăng dầu giảm hơn 1.000 đồng/lít sau kỳ nghỉ lễ

0
Từ 15:00 giờ ngày 4-5, sau điều chỉnh của liên Bộ Tài chính – Công Thương, xăng E5 RON92 giảm 1.251 đồng/lít, về mức...

Kết nối