Thứ Bảy, Tháng Tư 20, 2024

Được hạt cát, nát dòng sông

Hoàng Xuân Phương-

HXP3997-1--khai-thac-cat-ket-lieu-dong-songViệc khai thác cát đang làm chết những dòng sông.

Nước và cát là hai nhu cầu lớn nhất của nhân loại. Việc tranh chấp giữa khai thác cát với bảo vệ dòng sông không chỉ diễn ra ở Việt Nam mà ở nhiều nước trên thế giới. Nhiều dòng sông đã chết. Nhiều dòng sông đang bị tàn phá và cư dân bên bờ đã phải đi tìm những chỗ ở mới. Trong khi cuộc chiến giữa nước với cát quyết liệt thì người ta vẫn không thể thỏa mãn nhu cầu cát cho việc phát triển.

Tại Kenya, việc khai thác cát diễn ra trên các con sông ở những vùng nghèo khó nhất, chẳng hạn quận Makueni. Với dân số tăng lên gấp đôi chỉ sau 40 năm, Kenya đã phải thực hiện những dự án hạ tầng khổng lồ. Để đáp ứng yêu cầu đó, họ đã dồn lực khai thác cát dưới lòng sông và dọc theo bãi biển. Nhưng rồi hậu quả nhãn tiền, chẳng bao lâu người dân như ở quận Makueni đã bỏ xứ lang thang, vì sông không còn nước mà trước đây vốn được giữ lại là nhờ vào cát. Những người ở lại vẫn tiếp tục khai thác cát cho đến khi đoạn sông chỉ còn trơ ra những khối đá gốc. Với họ, khai thác cát hay là đói, cho dù sông Kilome Ikolya nay đã được gọi là dòng sông chết.

Cát dùng trong xây dựng chủ yếu được lấy từ các lòng sông và bãi biển, trong khi cát sa mạc ít được dùng vì bề mặt cát quá trơn. Những dự án lớn như tại Dubai cũng làm cạn kiệt ngay cả cát lòng biển, và cuối cùng phải nhập khẩu cát. Ở Trung Quốc, việc khai thác cát đã làm cạn hồ nước ngọt Poyang và rồi hàng trăm làng chài quanh hồ phải tìm đi nơi khác. Con người sống nhờ vào nước nhưng phát triển dựa vào cát, và cuối cùng chính con người đưa cát và nước vào cuộc tranh chấp.

Quỹ tiền tệ quốc tế IMF gọi cát là nhu cầu không bao giờ thỏa mãn được. Khắp nơi trên thế giới đều có nhu cầu lớn về cát. Không có cát họ chẳng xây dựng được gì cả. Năm 2015 Dubai bắt đầu xây dựng trung tâm thương mại rộng 8 triệu sqf, và trước đó họ đã xây dựng tòa nhà cao nhất thế giới rộng 1,8 triệu sqf. Nhưng để có một Burj Khalifa hoành tráng cao 2.716 feet người ta đã phải dùng 110.000 tấn bê-tông và 1,8 triệu sqf tấm kính, tất cả đều làm bằng cát. Cũng trong năm 2015, IMF cho biết Singapore đã khởi công xây dựng hàng chục ngôi nhà cao hơn 40 tầng, và lẽ dĩ nhiên bằng cát nhập khẩu.

Thực ra Singapore nay đã rộng hơn 20% so với 40 năm về trước, nhờ vào 517 triệu tấn cát nhập khẩu. Ở Dubai, để xây dụng đảo nhân tạo Palm Jumeirah giữa các năm 2001-2006, họ đã phải nhập khẩu 385 triệu tấn cát sau khi đã hút hết cát dưới lòng biển của họ. Có lẽ người ta sẽ không bao giờ thỏa mãn với nhu cầu cát một khi dân số thế giới cứ tăng, và họ cần nhà, cần văn phòng, cần xưởng, cần đường, và cần những trung tâm thương mại. Nhưng, theo Chương trình Môi trường Liên hiệp quốc, trong cái nhu cầu tăng theo cấp số nhân đó cộng đồng quốc tế đã không có một quy ước chung nào để điều chỉnh việc khai thác, sử dụng và buôn bán cát, dẫn đến việc tàn phá môi trường trầm trọng và cướp đi điều kiện sống của nhiều người ở những vùng nghèo trên thế giới.

Sức ép đô thị hóa sẽ trở thành sức ép lên nhu cầu cát và cũng là sức ép lên môi trường những dòng sông hay những bãi biển chính là nơi sinh sống tập trung của con người. Địa hình lòng sông thay đổi, sự chuyển hướng thủy lực trở nên rối loạn mỗi khi giao mùa làm thay đổi cả dòng mặt lẫn dòng đáy, dẫn đến sụp đổ bờ sông buộc cư dân phải đi tìm chỗ khác.

Liên hiệp quốc cho biết vào khoảng 2050 sẽ có khoảng 66% dân số thế giới sống trong những đô thị. Theo báo cáo của UN World Urbanization Prospects, đến năm nay các thành phố sẽ phải nhận thêm 2,5 tỉ người, và con số đại đô thị với hơn 10 triệu người sẽ tăng từ 28 hiện tại lên 41 vào năm 2030. Các thành phố sẽ phải mở rộng hơn và vươn lên cao hơn, điều này đẩy nhu cầu cát tăng vọt.

Trong báo cáo năm 2014, Chương trình Môi trường Liên hiệp quốc cảnh báo: “Cát và sỏi đang trở thành thứ nguyên liệu cần cho con người cao nhất, chỉ sau nước, và nhu cầu sử dụng chúng đang vượt xa khả năng bổ sung”. Nguồn bổ sung chính là từ sự phong hóa đá trên thượng nguồn, nhưng các con đập nay đã ngăn chặn ít nhất là một nửa trong số hơn 40 tỉ tấn cát và sỏi yêu cầu cho mỗi năm, tính đến 2015. Trong khi đó nguồn cát của những sa mạc vô tận lại không dùng được vì hạt đã tròn trơn.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Chung tay ngăn chặn mua bán chim hoang dã

0
(SGTT) - Ngày 19-4, Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên ra mắt tài liệu “Các loài chim hoang dã nghiêm cấm hoặc hạn chế...

CLB Doanh nhân 2030 thăm và trò chuyện cùng doanh nghiệp...

0
Chiều 16-4, CLB Doanh nhân 2030 - thành viên Saigon Times Club thuộc Tạp chí Kinh tế Sài Gòn, đã tổ chức buổi luận...

Anh đào cuối mùa khoe sắc tại thành phố Kanazawa, Nhật...

0
(SGTT) – Những ngày giữa tháng 4, thành phố Kanazawa – thủ phủ của tỉnh Ishikawa, Nhật Bản đang bước vào những ngày cuối...

Những điều nên làm để giữ sức khỏe mùa nắng nóng

0
Trong thời gian tới, nắng nóng có khả năng tiếp tục xuất hiện nhiều đợt và gay gắt hơn trung bình nhiều năm qua....

Thổi bùng vị giác với nồi lẩu gà chanh ớt trưa...

0
(SGTT) – Thịt gà là thực phẩm quen thuộc với nhiều người bởi giá hợp lý, chế biến được nhiều món. Hôm nay, loại...

Đến Hòa Bình khám phá hồ Sam Tạng

0
(SGTT) – Cách thị trấn Mai Châu khoảng 15km, hồ Sam Tạng là điểm check-in chưa được nhiều du khách biết đến khi ghé...

Kết nối