Thứ Năm, Tháng Tư 25, 2024

Du khách choáng với giá dịch vụ ăn uống

MINH DUY –

Không ít du khách nước ngoài đến Việt Nam đã than trời với giá dịch vụ ăn uống tại một số khách sạn và quán ăn có chút tiếng tăm. Nhiều du khách thay vì ăn uống trong khách sạn đã tìm đến những quán ăn bên ngoài để tiết kiệm chi phí.

Một hướng dẫn viên du lịch cho biết, do thường dẫn khách đi nước ngoài, ít đi tuyến trong nước nên anh không cập nhật giá cả dịch vụ ở các khách sạn, vì vậy có chuyến anh đã phải “đính chính” giá cho khách hàng. Lần đó, anh đưa đoàn khách Nhật đến ăn tối ở một khách sạn năm sao tại TPHCM. Do không nhìn kỹ và cũng không nghĩ là giá đắt đến thế nên anh đã nói với khách rằng giá bia 333 là 39.000 đồng/lon. Nhưng trên thực tế lon bia này được khách sạn bán với giá 139.000 đồng, còn một trái dừa tươi sau khi cộng thuế có giá là 183.000 đồng.

Tại một khách sạn 5 sao ở TPHCM, giá bán một phần súp kem như thế này là 250.000 đồng, cộng thêm thuế là 275.000 đồng. Nhiều du khách nước ngoài than phiền giá ăn uống tại nhiều khách sạn ở Việt Nam quá đắt so với mặt bằng giá chung.
Tại một khách sạn 5 sao ở TPHCM, giá bán một phần súp kem như thế này là 250.000 đồng, cộng thêm thuế là 275.000 đồng. Nhiều du khách nước ngoài than phiền giá ăn uống tại nhiều khách sạn ở Việt Nam quá đắt so với mặt bằng giá chung.

“Tôi không thể ngờ rằng giá lại quá đắt đến vậy, còn đắt hơn cả ở Nhật”, hướng dẫn viên nói trên nhận xét. Du khách Việt Nam qua Nhật Bản cũng ở khách sạn 4-5 sao nhưng giá thức uống ở đó cũng chỉ trên dưới 500 yen (chưa đến 100.000 đồng), còn máy bán hàng tự động trong khách sạn năm sao cũng chỉ khoảng 250-400 yen.

Phóng viên Sài Gòn Tiếp Thị cũng đã thử dịch vụ ở một khách sạn năm sao tại trung tâm TPHCM. Tại đây, một chai nước suối 1,5 lít được bán với giá 130.000 đồng, ly nước ép cà rốt giá 159.000 đồng, một miếng bò beefsteak sau khi cộng thuế là 880.000 đồng, một phần cơm nhỏ với cà ri cá ngừ giá 440.000 đồng, một lon Coca Cola sau khi cộng thuế lên đến hơn 130.000 đồng…

Giám đốc một công ty du lịch ở TPHCM cho rằng giá dịch vụ ăn uống, đặc biệt là giá thức uống ở nhiều khách sạn tại Việt Nam, gần bằng với giá tại khách sạn ở châu Âu. Chẳng hạn, một chai nước suối nhỏ có giá khoảng 2 đô la Mỹ (hơn 40.000 đồng) chưa tính phí phục vụ, bia khoảng 3 đô la Mỹ chưa tính phí phục vụ. Ở các quán ăn có tiếng thì giá nước ép trái cây cũng gần 3 đô la Mỹ/ly…

Để cạnh tranh, nhiều nhà hàng đưa set menu (thực đơn với những món chuẩn bị sẵn) có giá tương đối rẻ, nhưng set menu thường không bao gồm thức uống, mà giá thức uống thì rất cao. Thông thường, ngoài phần lợi nhuận, các khách sạn phải tính tiền lưu kho, tiền chi phí trữ lạnh, tiền thực phẩm có thể đổ bỏ khi không dùng hết… vào giá bán.

Một số doanh nghiệp du lịch cho rằng, giá dịch vụ ăn uống ở nhiều khách sạn cao cấp quá đắt khiến nhiều du khách hạn chế ăn uống tại khách sạn. Ở những tỉnh nhỏ, du khách có ít lựa chọn nên chấp nhận ăn trong khách sạn. Khi đến những thành phố lớn, họ thường đi ăn ở ngoài, một phần vì giá rẻ hơn, một phần cho đỡ nhàm chán.

“Dù khách hàng biết họ đến ở tại các khách sạn cao cấp là phải chấp nhận giá cao nhưng họ vẫn than phiền là mức giá ở những nơi này không phù hợp với mặt bằng giá chung của Việt Nam. Khách nước ngoài, đặc biệt là khách châu Âu, chi tiêu rất kỹ nên nhiều người chọn dịch vụ ở bên ngoài”, bà Bùi Viết Thủy Tiên, Giám đốc điều hành Công ty Asian Trails Co., LTD, công ty chuyên khai thác thị trường khách châu Âu cho biết.

Theo thông tin từ Tổng cục Du lịch, năm ngoái, tổng chi tiêu của khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đạt 8,39 tỉ đô la Mỹ. Trong đó, chi phí khách sạn và ăn uống chiếm phần lớn, còn mua sắm, giải trí… chiếm tỷ trọng rất nhỏ.

Cụ thể, trong chi tiêu bình quân một lượt khách có nghỉ đêm tại các cơ sở lưu trú, tiền thuê phòng chiếm 33,14%, chi ăn uống chiếm 23,74%, chi mua hàng hóa, đồ lưu niệm chiếm 18,34%, chi phí tham quan, hướng dẫn viên chiếm 4,08%, chi vui chơi giải trí chiếm 3,56%, các chi khác chiếm 3,79%.

Nói về thực trạng này, nhiều người trong ngành du lịch cho rằng giá dịch vụ tại một khách sạn ở Việt Nam ngang ngửa với giá dịch vụ tại những nước phát triển, nơi có mặt bằng chi tiêu cao như châu Âu là không hợp lý.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Nhà hàng, quán ăn tự tin sẽ ‘hốt bạc’ dịp 30-4...

0
(SGTT) - Kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5 năm nay kéo dài 5 ngày là cơ hội “hốt bạc” cho các chuỗi kinh doanh...

Đầu tư để xử lý nước ở ĐBSCL cần gấp hơn

0
(SGTT) - Mỗi khi mùa hạn mặn bắt đầu xuất hiện, đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) bước vào quá trình chuyển đổi quản...

Show giải trí truyền hình tăng nhiệt nhờ nền tảng số

0
(SGTT) - Nhờ hoạt động truyền thông, quảng bá trên các nền tảng số, giờ đây các chương trình truyền hình giải trí, gameshow...

TPHCM tăng chuyến xe, chuyến tàu phục vụ người dân dịp...

0
(SGTT) - Dự báo nhu cầu đi lại của người dân trong dịp lễ 30-4 và 1-5 tới đây sẽ tăng cao, Sở Giao...

Kiểm soát an ninh hàng không cấp độ 1 trong dịp...

0
(SGTT) - Trong kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5 tới đây, Cục Hàng không sẽ áp dụng biện pháp kiểm soát an ninh hàng...

Khởi công xây dựng nút giao Tân Vạn đường Vành đai...

0
(SGTT) -  Nút giao Tân Vạn kết nối tỉnh Bình Dương với TPHCM đã được khởi công xây dựng. Đây là một trong những...

Kết nối