Thứ Tư, Tháng Tư 24, 2024

Đoán tương lai bằng công nghệ di truyền

Các dự báo với độ chính xác cao dựa trên phân tích gen di truyền có thể là một bước tiến lớn cho sức khỏe cộng đồng, nhưng cũng dấy lên lo ngại sẽ làm tăng nguy cơ phân biệt đối xử dựa trên đặc điểm gen di truyền.

Công nghệ dự đoán khả năng về thể chất và tinh thần trong tương lai của bất kỳ đứa trẻ nào. Ảnh: Zocalo Public Square.

Bác sĩ tim mạch Amit Khera làm việc trong phòng thí nghiệm về tim mạch và tìm kiếm gen Sekar Kathiresan tại Cambridge, Massachusetts, Mỹ nói công nghệ mới có thể chỉ ra chính xác nguy cơ mắc bệnh chỉ nhờ vào phân tích gen. Điều này có thể dẫn đến việc trong tương lai, con người có thể được cấp thẻ báo cáo về di truyền của mình ngay khi vừa chào đời. Các nhà khoa học hiện nay có thể sử dụng bộ gen của bạn để dự báo nguy cơ mắc bệnh tim hoặc ung thư vú, và thậm chí cả chỉ số IQ.

Biết trước đường đời nhờ gen

Tuy các loại thẻ báo cáo di truyền chưa được cho ra đời nhưng công nghệ dùng để tạo ra nó thì đã sẵn sàng. Nhờ việc khai thác nguồn dữ liệu gen khổng lồ của UK Biobank, các nhà di truyền học đã và đang đào sâu tìm hiểu mối liên hệ giữa bộ gen và các đặc điểm tính cách, thói quen và quan trọng nhất là nguy cơ mắc bệnh. Tất cả những gì bạn cần là một con chip đặc biệt trị giá 100 đô la (2,4 triệu đồng) tích hợp với thiết bị đọc gen có kích thước bằng tấm thẻ căn cước là đủ để cho ra kết quả bộ gen cá nhân. Các bác sĩ sẽ dựa vào đó để thảo ra cho bạn một loạt các đặc điểm tâm sinh lý của chủ thể mang gen.

Nói cách khác, khả năng một người có khả năng mắc một số loại bệnh hầu như đã được quy định sẵn trong gen như tim mạch, tiểu đường… và với sự tiến bộ của công nghệ và độ chính xác ngày càng cao, việc phân tích gen thậm chí có thể đưa ra dự báo người ta sẽ phát bệnh ở độ tuổi nào. Hơn thế nữa, các nhà khoa học còn phát hiện ra nhiều liên kết hơn giữa đặc điểm của bản thân và gen từ đặc điểm thân thể đến những đặc điểm cá tính. Nhờ đó, chúng ta còn có thể dự báo được tương lai sau này của một đứa trẻ từ khi chúng chưa chào đời.

Mặt trái của việc biết trước tương lai

Con người có hàng ngàn gen ở các vị trí khác nhau trong bộ gen của chúng ta. Khi xác định càng nhiều gen được liên kết với các điều kiện nhất định, những dự báo này sẽ trở nên chính xác hơn. Câu hỏi là chúng ta có thể làm gì với kiến thức thu được từ việc phân tích gen của những đứa trẻ chưa chào đời. Các chuyên gia y tế nên làm gì với thông tin đó?
Nếu chúng ta có thể giảm nhẹ rủi ro bằng cách thay đổi chế độ ăn uống, bỏ hút thuốc hoặc thậm chí đeo vòng theo dõi luyện tập thể dục, thông tin có thể ứng dụng hữu hiệu. Nếu bệnh tật là không thể tránh khỏi, thì dự báo về bệnh tật trong tương lai của một người là một phước lành hay lời nguyền?

Cuộc tranh luận này đặc biệt nảy lửa trong lĩnh vực dự báo các bệnh thần kinh nan y như bệnh Alzheimer. Xét nghiệm di truyền đủ khả năng đạt đến mức cho thấy ai đó rất có thể sẽ mắc bệnh Alzheimer và thậm chí đi xa đến mức cho phép biết được khi nào phát bệnh. Câu hỏi là liệu rằng chuyện nói ra những thông tin như vậy có ảnh hưởng xấu đến đời sống tinh thần và mối quan hệ xã hội của người được nghe hay không? Một việc làm như vậy có phạm đến các phạm trù đạo đức hay không?

Nếu một người trưởng thành biết họ sẽ phát triển tình trạng bệnh này trong 10 năm tới, họ có lẽ sẽ biết ơn vì có thời gian để sắp xếp chuyện gia đình. Nhưng sẽ thế nào nếu phải sống cả đời khi biết rằng mình sẽ mắc bệnh Alzheimer, không cách nào tránh khỏi khi mới ở tuổi đôi mươi, hoặc ngay từ lúc thiếu niên, suy nghĩ còn bồng bột?

Lại tranh cãi về dự đoán trí thông minh

Ngoài việc dự báo bệnh, các nhà di truyền học có thể xây dựng các mô hình để dự báo bất kỳ đặc điểm có thể đo lường được của con người, bao gồm cả xu hướng hành vi và trí thông minh. Tất cả sẽ được công nghệ gen phơi bày. Đối với các bậc phụ huynh, đây có thể là một tin tốt vì có thể xây dựng phương hướng giáo dục tốt nhất, giúp trẻ phát huy tối đa tiềm năng của mình. Đây cũng có thể là một tin rất xấu nếu những dự đoán từ công nghệ gen cho ra các kết quả vô cùng ảm đạm. Tin xấu sẽ còn tệ hơn nữa nếu công nghệ dự báo sai lầm, dù xác xuất này có thể vô cùng nhỏ.

Xa hơn nữa, việc sử dụng những điểm số đánh giá IQ này vẫn luôn gây nhiều tranh cãi trong cộng đồng kể cả ngành khoa học di truyền từ khi khái niệm IQ ra đời cách đây cả thế kỷ. Đối với nhà di truyền học hành vi Eric Turkheimer, ông cho rằng việc dữ liệu di truyền có thể sẽ ngày càng phổ biến. Nó sẽ được sử dụng cho cả ý tốt, ý xấu, và cả những ý đồ tồi tệ, kinh khủng. Theo ông, đó chính là điều làm cho công nghệ mới này vừa thú vị lại vừa đáng sợ.

Lâm Linh

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Đầu tư để xử lý nước ở ĐBSCL cần gấp hơn

0
(SGTT) - Mỗi khi mùa hạn mặn bắt đầu xuất hiện, đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) bước vào quá trình chuyển đổi quản...

Show giải trí truyền hình tăng nhiệt nhờ nền tảng số

0
(SGTT) - Nhờ hoạt động truyền thông, quảng bá trên các nền tảng số, giờ đây các chương trình truyền hình giải trí, gameshow...

TPHCM tăng chuyến xe, chuyến tàu phục vụ người dân dịp...

0
(SGTT) - Dự báo nhu cầu đi lại của người dân trong dịp lễ 30-4 và 1-5 tới đây sẽ tăng cao, Sở Giao...

Kiểm soát an ninh hàng không cấp độ 1 trong dịp...

0
(SGTT) - Trong kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5 tới đây, Cục Hàng không sẽ áp dụng biện pháp kiểm soát an ninh hàng...

Khởi công xây dựng nút giao Tân Vạn đường Vành đai...

0
(SGTT) -  Nút giao Tân Vạn kết nối tỉnh Bình Dương với TPHCM đã được khởi công xây dựng. Đây là một trong những...

Việt Nam từ trên cao: Khung cảnh thu hoạch rau nhút...

0
(SGTT) – Khung cảnh thu hoạch rau nhút ở xã Đông Thạnh, huyện Hóc Môn, TPHCM thu hút nhiều nhiếp ảnh gia tìm đến...

Kết nối