Thứ Sáu, Tháng Tư 19, 2024

Đỉnh triều cường “ám ảnh” cốt nền

Mức 1,7 m của đỉnh triều cường đêm 10-10 vừa qua đã vượt qua mức cao kỷ lục năm ngoái và là dấu hiệu gây thêm lo ngại về tình trạng ngập úng tại TPHCM. Nỗi lo còn lớn hơn khi dự báo đỉnh triều cường có thể chưa chịu dừng lại ở con số 1,7 m này.

Một người ngồi trong nhà nhìn ra trước cửa thấy nước ngập ngoài đường sẽ phải tính toán lại xem liệu mình sẽ nâng nền nhà lên cao bao nhiêu. Tương tự như vậy, khi đỉnh triều cường lên mức cao mới 1,7 m tại trạm Nhà Bè vừa qua không khỏi khiến các cơ quan chức năng phải giật mình tính lại, bởi cốt nền chuẩn của toàn thành phố đề ra chỉ nằm ở mức 2 m.

Ngày đầu tuần này, ông Lê Thanh Liêm, Giám đốc Ban Quản lý đầu tư xây dựng công trình nâng cấp đô thị TPHCM, đã đưa ra cảnh báo rằng các con hẻm, tuyến phố tại thành phố lâu nay được thiết kế nâng cấp theo cốt nền chuẩn 2 m, nhưng với tần suất mưa tăng đột biến, triều cường đạt đỉnh kỷ lục 1,7 m, thì chỉ trong vòng 3-5 năm nữa, cốt nền chuẩn 2 m sẽ không là gì cả!

7

Với đỉnh triều kỷ lục 1,7 m, thành phố đã có hơn 50 điểm ngập sâu 0,4-1 m, gây đảo lộn mọi sinh hoạt, đi lại của người dân. Và theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Nam bộ, từ nay đến cuối năm sẽ có thêm 6-7 đợt triều cường cao nữa, trong đó có thể sẽ có những đợt triều đạt đỉnh tương tự.

Cho nên, mối liên hệ giữa “triều cường” và “cốt nền” đang được đặt ra với nhiều lo ngại. Theo ông Hồ Long Phi, Giám đốc Trung tâm Nước và Biến đổi khí hậu – Đại học Quốc gia TPHCM, cốt nền chuẩn thường được tính bằng cách lấy mực nước triều dự kiến ở mức cao nhất cộng thêm 5 tấc. Như vậy, nếu đỉnh triều 1,7 m hiện nay cộng thêm 5 tấc nữa thì cốt nền chuẩn 2 m hiện đã trở nên lạc hậu.

Ông Phi nhận định, dựa theo kịch bản biến đổi khí hậu được Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố trước đây, tốc độ tăng mực nước biển sẽ đẩy mực nước triều lên cao nữa. Tính theo kịch bản ở mức trung bình, dự báo đến cuối thế kỷ này đỉnh triều tại TPHCM có thể sẽ cao thêm 7 tấc nữa, nghĩa là sẽ lên mức 2,2-2,3 m.

Điều này cho thấy thành phố sẽ phải thay đổi chuẩn cốt nền trong tương lai. Hệ quả có thể xảy ra là sự mất cân đối giữa những công trình chống ngập đã theo quy hoạch cũ và những công trình sẽ được thực hiện trong tương lai.

Theo một nhà khoa học, giải pháp để chống chọi với triều cường lúc này là thành phố cần tính đến việc xây đê bao khép kín trên diện rộng, cô lập giữa nước triều bên ngoài với vùng đất bên trong, nhưng giải pháp này rất tốn kém chi phí. Cách khác, có thể là khoanh từng khu vực bị ngập. Theo đó khu nào đã phát triển hạ tầng đô thị theo cốt nền cũ thì xây đê bao cô lập, khu nào chưa xây dựng theo cốt nền cũ thì tiếp tục nâng nền đuổi theo cốt nền mới.

Văn Nam

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Triều cường TPHCM sẽ vượt mức 1,7 m vào cuối tháng...

0
(SGTT) - Theo bản tin của Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ, dự báo mực nước cao nhất trong những ngày...

Cảnh báo ngập ở TPHCM do triều cường lên cao

0
(SGTT) - Theo đài khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ, trong hai ngày 29 và 30-10, triều cường khu vực TPHCM dự...

Cần Thơ: dự báo đỉnh triều cường vượt mức 2,1m trong...

0
(SGTT) - Theo Đài khí tượng thủy văn thành phố Cần Thơ, mực nước trên các sông rạch của địa phương có thể vượt...

Nam Bộ sẽ có đợt triều cường cao, tăng nguy cơ...

0
Theo đại diện của phòng Dự báo thủy văn Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ (Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn...

Trong tháng 3, cửa sông Cửu Long sẽ xuất hiện xâm...

0
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, dự báo các đợt xâm nhập mặn ở mức cao của đồng bằng...

Hai ngày tới một số nơi ở TPHCM có thể bị...

0
(SGTTO) - Với đỉnh triều dự báo ở mức cao từ ngày 15 đến 16-12, một số khu vực ở thành phố đối diện...

Kết nối