Thứ Sáu, Tháng Tư 26, 2024

Đến Trà Vinh, thử làm cốm dẹp – món ăn truyền thống của người Khmer

(SGTT) –  Nếu có dịp đến Trà Vinh, du khách có thể ghé thăm bảo tàng Văn hóa dân tộc Khmer Trà Vinh để tìm hiểu và trải nghiệm cách làm cốm dẹp, một món ăn truyền thống của người Khmer.

Theo chia sẻ của ông Thạch Sang, một người Khmer có kinh nghiệm làm cốm dẹp nhiều năm, nếp là nguyên liệu chính để làm nên món cốm dẹp.

“Cốm dẹp được làm ngay khi lúa (nếp) vừa thu hoạch xong, khoảng tháng 10 Âm lịch hàng năm, lúc này, cốm sẽ dẻo và thơm mùi nếp mới”, ông Thạch Sang nói và cho biết các công đoạn để làm nên món cốm dẹp tương đối đơn giản.

Theo ông Sang, đầu tiên phải rang nếp trong nồi đất. Đảo nếp cho đều, khi hột nếp đã bung nở thì chuyển vào cối đá giã. Hai người giã cốm đứng đối diện nhau, mỗi người một tay cầm chày một tay cầm cây gạt, vừa giã vừa gạt cho hột nếp dính chày rớt xuống cối để giã tiếp. Giã xong, cho cốm ra nia, sảy hết trấu rồi đem sàng để có được loại cốm ngon nhất. Sau đó trộn cốm với dừa nạo kèm một ít đường cát trắng, trộn đều là có thể ăn được ngay.

“Nếu là lúa nếp vừa gặt thì không cần phải ngâm trước khi rang, còn lúa nếp cũ thì ngâm qua đêm cho hạt nếp được mềm, cốm dẹp sẽ ngon hơn”, ông Sang nói và cho biết thêm sau khi sảy hết trấu, nếu hạt cốm khô quá thì có thể dùng thêm một lượng nước dừa vừa đủ để hạt cốm mềm và dẻo.

Người Khmer gọi cốm dẹp là “om bóc” đặc sản từ hơn 100 năm trước đến nay vẫn được bà con làm để cúng các vị thần như thần Neac ta srê (thần Đồng) và Preas chanh (thần Mặt trăng) nhằm tỏ lòng biết ơn cho một vụ mùa bội thu và nguyện cầu cho năm sau thời tiết đất trời thuận lợi cho mùa màng tốt tươi.

Du khách trải nghiệm làm cốm dẹp trong khuôn viên bảo tàng Văn hóa dân tộc Khmer, tỉnh Trà Vinh.

Nguyễn Nam

Bảo tàng Văn hóa dân tộc Khmer Trà Vinh là một khối nhà hai tầng, có diện tích sử dụng hơn 1.700 m2, được thiết kế xây dựng trên cơ sở kết hợp hài hòa phong cách kiến trúc truyền thống dân tộc Khmer và hiện đại trong khuôn viên rộng khoảng 1 héc ta, có nhiều cây xanh.Bảo tàng hiện đang lưu giữ, trưng bày, giới thiệu hơn 800 hiện vật, hình ảnh, tài liệu phản ánh đời sống văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần của cộng đồng dân tộc Khmer Trà Vinh, từ truyền thống đến đương đại.Bảo tàng cách trung tâm thành phố Trà Vinh khoảng 5km về hướng Tây Nam và nằm trong quần thể khu văn hóa – du lịch, liên hoàn với di tích danh thắng Ao Bà Om, di tích kiến trúc nghệ thuật Chùa Âng.Theo chia sẻ của chị Sơn Thị Hiền, hướng dẫn viên tại điểm bảo tàng Văn hóa dân tộc Khmer, trước dịch Covid, mỗi tháng làng văn hóa du lịch Khmer đón hàng chục đoàn khách từ khắp nơi trong và ngoài nước tới thăm với nhiều hoạt động phong phú, đa dạng từ làm cốm dẹp, nhảy múa, tham quan làng bích họa, ngắm cảnh và tìm hiểu văn hóa tín ngưỡng, chùa chiền…

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Tiền Giang: Hạn mặn làm nông dân trồng rau lo mất...

0
(SGTT) - Hiện nay, tình hình sản xuất cây trồng ở nhiều khu vực ở đồng bằng sông Cửu Long như Tiền Giang, Bến...

Cao tốc Cam Lâm – Vĩnh Hảo sẵn sàng thông xe...

0
(SGTT) - Cao tốc Cam Lâm – Vĩnh Hảo dài gần 79km, đi qua 3 tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận đã...

Nhà hàng, quán ăn tự tin sẽ ‘hốt bạc’ dịp 30-4...

0
(SGTT) - Kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5 năm nay kéo dài 5 ngày là cơ hội “hốt bạc” cho các chuỗi kinh doanh...

Đầu tư để xử lý nước ở ĐBSCL cần gấp hơn

0
(SGTT) - Mỗi khi mùa hạn mặn bắt đầu xuất hiện, đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) bước vào quá trình chuyển đổi quản...

Mẹ rùa Malaysia vượt biển đến Côn Đảo đẻ trứng

0
(SGTT) - Ngày 22-4, một rùa mẹ đeo thẻ quốc gia Malaysia đã bơi vào bãi Cát Lớn tại hòn Bảy Cạnh, thuộc Vườn...

Ẩm thực hiện đại qua ‘góc nhìn’ đầu bếp Huỳnh Quang...

0
(SGTT) - Chọn phong vị ẩm thực hiện đại, đầu bếp Huỳnh Quang Viên đến từ Quảng Ngãi đã có buổi chia sẻ kiến...

Kết nối