Thứ Tư, Tháng Tư 24, 2024

Đề xuất TPHCM cho phép nhà hàng, quán ăn phục vụ khách hàng tại chỗ

Ngày 19-10, Sở Công Thương TPHCM đã có văn bản gửi UBND thành phố xin ý kiến và đề xuất về việc cho phép các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống được phục vụ tại chỗ, không chỉ là bán mang đi như hiện tại.

Theo đó, nhà hàng chỉ được phục vụ 50% công suất. Khách ăn uống phải tiêm đủ liều vắc-xin ngừa Covid-19.

Các quán ăn hiện tại ở THCM chỉ được bán mang đi

Theo văn bản về việc tổ chức hoạt động cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống của Sở Công Thương TPHCM, sau 15 ngày thành phố nới lỏng giãn cách xã hội, các cơ sở kinh doanh ăn uống đã hoạt động trở lại nhưng tỷ lệ mở cửa còn chưa cao, chưa đáp ứng nhu cầu của người dân.

Để từng bước khôi phục các hoạt động kinh tế, đáp ứng nhu cầu của người dân và từng bước khôi phục các hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch, Sở Công Thương đề nghị UBND TPHCM cho phép các cơ sở này được phục vụ tại chỗ cũng như bán mang đi, trừ các loại hình kinh doanh bán bia, rượu.

Điều kiện để hoạt động là đáp ứng các yêu cầu an toàn trong phòng, chống dịch của cơ quan quản lý y tế và theo Bộ tiêu chí đánh giá hoạt động an toàn trong phòng, chống dịch Covid-19 tại các cửa hàng ăn uống, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn TPHCM.

Trong đó, khách hàng sử dụng dịch vụ ăn uống tại chỗ phải tiêm đủ liều vắc-xin ngừa Covid-19. Thời gian hoạt động phải kết thúc trước 21:00 hàng ngày. Công suất hoạt động là tối đa 50% năng lực phục vụ.

Mật độ phục vụ tại chỗ phải đảm bảo không quá 2 người/bàn, khoảng cách các bàn ăn tối thiểu 2m.

Vào ngày 18-10, Hiệp hội Văn hóa Ẩm thực Việt Nam cũng đã có văn bản kiến nghị về việc cho phép các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống được mở cửa bình thường trở lại.

Trong văn bản này, hiệp hội dẫn số liệu từ Sở Công Thương TPHCM, cho thấy thành phố có khoảng 7.500 doanh nghiệp và hàng chục ngàn hộ kinh doanh cá thể trong lĩnh vực dịch vụ ăn uống.

Do nhiều tháng phải tạm dừng hoạt động hoặc chỉ được bán mang về nên doanh thu sụt giảm trầm trọng, hàng loạt doanh nghiệp trong ngành này phải đóng cửa, trả mặt bằng hoặc thu hẹp kinh doanh.

Hiệp hội Văn hóa Ẩm thực Việt Nam nhận định, ẩm thực nằm trong nhóm ngành bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất bởi dịch bệnh Covid-19, đặc biệt là phân khúc nhà hàng.

Vì thế, hiệp hội đề nghị thành phố cho phép các cơ sở kinh doanh ăn uống trên địa bàn TPHCM được mở cửa hoạt động bình thường trở lại trong giai đoạn “bình thường mới”.

Đào Loan

Theo KTSG Online

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Mẹo chế biến thực phẩm ngon hơn bằng nước lạnh

0
Để làm chín thực phẩm, mọi người thường chọn lựa hình thức nấu sôi nước rồi thả thực phẩm vào nấu chín. Tuy nhiên,...

Nhà hàng, quán ăn tại trung tâm thương mại chật kín...

0
(SGTT) - Dịp Tết, người dân thường mạnh tay chi tiêu cho các hoạt động vui chơi, ăn uống. Chính vì thế, các nhà...

Sản xuất bền vững – ‘visa’ để gia nhập thị trường...

0
(SGTT) - Một trong những thách thức của ngành thực phẩm và đồ uống (F&B) là sức ép cạnh tranh và khả năng chuyển...

Vượt qua rào cản, mở rộng thị trường F&B: lời sẻ...

0
(SGTT) - Vào ngày 11-1-2024, Diễn đàn CEO “Phá vỡ rào cản và mở rộng thị trường ngành F&B” sẽ được tổ chức tại TPHCM....

Thị trường F&B vào kỳ thanh lọc, doanh nghiệp nhỏ tìm...

0
(SGTT) - Tình hình khó khăn chung của nền kinh tế gần đây đã ảnh hưởng không nhỏ đến chi tiêu của người tiêu...

Mỹ lần đầu tiên cho phép bán thịt nuôi cấy trong...

0
Hôm 21-6, hai công ty khởi nghiệp (startup) Upside Foods và Good Meat xác nhận là đã được Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) cấp...

Kết nối