Thứ Bảy, Tháng Tư 20, 2024

Để yên tâm hơn khi mua rau

Vũ Yến –

Chương trình truy xuất nguồn gốc rau tại TPHCM từ khi triển khai đến nay đã được bốn tháng, với chỉ mới hai hợp tác xã (HTX) về nông nghiệp tham gia thí điểm là Phước An và Phú Lộc cùng ở huyện Bình Chánh. Theo những đơn vị có liên quan đến chương trình này, tuy lượng rau tiêu thụ tăng chưa đáng kể, nhưng chương trình phần nào hướng người sản xuất vào quy trình nông nghiệp an toàn, còn người tiêu dùng có sự yên tâm khi lựa chọn.

Lượng rau tiêu thụ tăng 10-15%

IMG_1702Các loại rau có dán tem truy xuất nguồn gốc được bán tại một số siêu thị như Co.opMart, Big C, Lotte Mart, Aeon Mall.  Ảnh: Vũ Yến

Ông Nguyễn Quốc Toản, Phó chủ nhiệm HTX thương mại dịch vụ Phú Lộc, cho biết rau của HTX được thu mua từ nhiều hộ nông dân. Kỹ thuật trồng của các hộ nông dân cho dù có theo cùng tiêu chuẩn VietGAP nhưng chất lượng sản phẩm cũng sẽ khác nhau, khó phân biệt rạch ròi rau của từng hộ sản xuất. Theo đó, trong quá trình lưu thông nếu có hư hỏng hay lỡ phát hiện ra rau có vấn đề cũng khó biết chính xác của hộ sản xuất nào. Hiện nay, với việc tham gia vào chương trình truy xuất nguồn gốc thì tên của từng hộ sản xuất, quy trình sản xuất, sử dụng loại phân bón gì, ngày thu hoạch bao lâu… được thể hiện rõ ràng. Vì vậy, chính bản thân các hộ nông dân cũng ý thức hơn, có trách nhiệm hơn với sản phẩm của mình.

“Mỗi sản phẩm rau đều có mã code, có tên đầy đủ của hộ trồng. Sản phẩm của hộ nào dập úng, thối, dư lượng thuốc trừ sâu… chỉ cần truy xuất là ra ngay”, ông Toản nói. Ông cũng cho biết, từ khi tham gia chương trình, mỗi ngày HTX tiêu thụ 5-6 tấn rau có dán tem truy xuất nguồn gốc, tăng 10-15% so với trước đây.

[box type=”info”] Để thực hiện truy xuất nguồn gốc rau, người dùng sẽ sử dụng ứng dụng Zalo trên smartphone dùng hệ điều hành Android, hoặc các phần mềm quét mã QR trên điện thoại thông minh.

Theo đó, thông tin khi được truy xuất sẽ hiện ra trên màn hình điện thoại như tên hộ sản xuất, nguồn giống, bón phân, giờ ngày phun thuốc…[/box]

Theo bà Thùy Dương, đại diện cho HTX Nông nghiệp SX-TM-DV Phước An, thời gian đầu thực hiện việc dán tem truy xuất nguồn gốc gặp không ít sự cố, chủ yếu liên quan tới thao tác kỹ thuật. Ví dụ, không biết hay lúng túng trong nhập dữ liệu, không biết cách lưu trữ… Tuy nhiên, tới nay các thao tác kỹ thuật đã nhuần nhuyễn hơn.

Bà Dương cho biết, hiện tại mỗi ngày HTX cung ứng 3 tấn rau có dán tem truy xuất nguồn gốc vào hệ thống các siêu thị, tăng khoảng 10% so với trước khi dán tem. Trong đó, với riêng hệ thống siêu thị Co.opMart, nếu trước đây mỗi ngày tiêu thụ 1,5 tấn thì nay con số này lên 2 tấn.

Ông Võ Hoàng Anh, Giám đốc marketing của Liên hiệp hợp tác xã thương mại TPHCM (Saigon Co.op), nhận xét, tuy thực tế lượng rau tiêu thụ tăng không đáng kể nhưng chương trình này đã tạo được niềm tin cho người tiêu dùng, trong bối cảnh nguồn gốc thực phẩm nhập nhèm như hiện nay. Cũng theo ông Hoàng Anh, về lâu dài, việc truy xuất nguồn gốc rau làm thay đổi thói quen sản xuất của người nông dân vốn trước đó hay sử dụng phân hóa học. Đồng thời, việc truy xuất phần nào giúp cơ quan chức năng quản lý tốt hơn chất lượng sản phẩm.

Bổ sung quy định pháp lý

Bà Nguyễn Thị Hồng Minh, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Giải pháp và Dịch vụ truy xuất nguồn gốc (Traceverified), đơn vị phối hợp hỗ trợ xây dựng mã vạch QR code cho chương trình, cho rằng các cơ quan chức năng cần cập nhật, bổ sung quy định về việc khai báo thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

Theo bà Minh, Luật An toàn thực phẩm cũng như Thông tư 74 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) có đề cập tới việc nhà sản xuất phải chịu trách nhiệm trong việc thông tin về nguồn gốc xuất xứ sản phẩm. Tuy nhiên, thông tin về nguồn gốc xuất xứ được đề cập tại những văn bản đó khá chung chung, không cụ thể và chưa đầy đủ. “Trong khi đó, để thông tin truy xuất nguồn gốc thực phẩm được đầy đủ, cần có các thông tin về quá trình canh tác (sản phẩm xuất xứ từ đơn vị nào, quy trình gieo trồng ra sao, sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón gì, có đúng quy định an toàn hay không…), quá trình thu hoạch…”, bà Minh nói.

Cũng theo bà Minh, những vấn đề cụ thể về truy xuất nguồn gốc có thể đơn vị sản xuất không thể hiện hết trên bao bì sản phẩm, hay người tiêu dùng đôi khi không quan tâm nhiều, nhưng trong hệ thống thông tin của đơn vị sản xuất buộc phải có, phải lưu trữ để cơ quan chức năng theo dõi, nắm bắt thông tin để khi có sự cố thì sẽ truy xuất được nguyên nhân.

[box type=”download”] Theo báo cáo sơ kết của Sở NN&PTNT TPHCM, sau hơn 3 tháng triển khai thí điểm, lượng rau củ quả có dán tem truy xuất nguồn gốc của hai HTX Phước An và Phú Lộc đạt 8-10 tấn/ngày, chiếm khoảng 60% lượng sản phẩm của hai HTX bán ra thị trường.

Trong đó, HTX Phú Lộc đã dán tem truy xuất đối với sản phẩm của 82 hộ nông dân cung cấp, gồm 16 chủng loại, khối lượng khoảng 5-6 tấn/ngày. HTX Phước An đã nhân rộng dán tem truy xuất đến 86 hộ nông dân cung cấp rau, gồm 141 chủng loại, lượng rau có dán tem truy xuất khoảng 3-4 tấn/ngày.

Các loại rau có dán tem truy xuất nguồn gốc bao gồm rau mồng tơi, bầu bí, rau muống, cải ngọt… bán tại hệ thống các siêu thị Co.opMart, Big C, Lotte Mart, Aeon Mall.[/box]

Bà Huỳnh Thị Kim Cúc, Phó ban Quản lý an toàn thực phẩm TPHCM, cho biết hiện ban đang tham mưu cho UBND thành phố về việc thống nhất nội dung thể hiện trên con tem. Theo đó, những nội dung thể hiện nên bao gồm nhà sản xuất, quy trình canh tác, gieo trồng, ngày thu hoạch, đơn vị vận chuyển, lưu kho bãi…

Ông Trần Ngọc Hổ, Phó giám đốc Sở NN&PTNT TPHCM, cho biết sở sẽ bàn bạc đơn vị cung cấp dịch vụ bổ sung, chuẩn hóa những giải pháp truy xuất để tạo lập một quy chuẩn chung, thuận tiện hơn cho người sản xuất và người tiêu dùng, đồng thời cũng là công cụ kiểm tra của cơ quan quản lý.

Cũng theo ông Hổ, sắp tới thành phố sẽ nhân rộng việc dán tem truy xuất nguồn gốc thực phẩm. Đối tượng tham gia là các tổ chức, cá nhân có quy trình kiểm soát chất lượng theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP từ sản xuất đến sơ chế, đóng gói, phân phối ra thị trường. Trong đó, ưu tiên cho các tổ chức, cá nhân thực hiện bao tiêu sản phẩm cho nông dân, có mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi.

 

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

EU thất thu lớn vì giá tín chỉ carbon giảm sâu

0
(SGTT) - Giá carbon ở Liên minh châu Âu (EU) giảm mạnh trong năm nay khiến doanh thu bán tín chỉ carbon của EU...

Tăng cường 2.000 chuyến bay đêm, giá vé ‘hạ nhiệt’ dịp...

0
(SGTT) - Hãng hàng không Vietnam Airlines cho biết đang mở bán tăng cường 2.000 chuyến bay đêm (từ sau 21:00 giờ) trên các...

Thơm lừng góc chợ Phạm Văn Hai với tô bánh đa...

0
(SGTT) - Bánh đa là sợi bánh thân quen trong một số món ăn của người dân Hải Phòng. Theo dòng chảy văn hóa...

Thảo Cầm Viên tổ chức lễ hội ẩm thực ba miền...

0
Với quy mô hơn 50 gian hàng, cùng 149 món bánh truyền thống, lễ hội ẩm thực "Non sông thống nhất" diễn ra từ...

Loạt sự kiện du lịch tại các địa phương dịp lễ...

0
(SGTT) - Lễ hội Diều khổng lồ tại huyện Đất Đỏ (Bà Rịa – Vũng Tàu), lễ hội Tháp Bà Ponagar (Khánh Hoà) hay...

Nghĩ về cuộc đấu giá 3 mỏ cát với mức trúng...

0
(SGTT) – Vụ đấu giá ba mỏ cát ở Hà Nội với giá trúng cao gấp hàng trăm lần giá khởi điểm đã trôi...

Kết nối