Thứ Bảy, Tháng Mười 12, 2024

Dấu xưa – Hồn phố: Về Nam Định thăm ‘nhà thờ đổ’ nằm sát bờ biển

Du lịchHành trình - Điểm đếnDấu xưa - Hồn phố: Về Nam Định thăm ‘nhà thờ đổ’...
(SGTT) – Tọa lạc tại huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định, nhà thờ đổ Hải Lý (hay còn được gọi là nhà thờ họ Trái tim của Chúa) mang vẻ cổ kính, lối kiến trúc độc đáo và được biết đến như một "chứng tích" về hệ quả của biến đổi khí hậu.
Theo báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, nhà thờ đổ Hải Lý được xây dựng lần đầu từ năm 1877. Ban đầu, nhà thờ được xây dựng rất đơn sơ, có diện tích khoảng 252m² và được lợp bằng cỏ bổi. Từ thập kỷ thứ hai của thế kỷ 20, nơi đây bị biển xâm thực nhanh chóng. Nhà thờ đổ Hải Lý được di chuyển vào sâu phía trong, cách khoảng 3km so với vị trí cũ. Ảnh: Nguyễn Thế Dương
Năm 1917, nhà thờ đổ Hải Lý được xây dựng lần thứ hai với quy mô lớn, theo thiết kế của kiến trúc sư người Pháp. Nhà thờ được hoàn thành vào năm 1927 với khuôn viên rộng 9.330m². Tháp chuông cao 27m, vòm thánh giá cao 15m với kiến trúc cửa vòm, nhiều hoa văn trang trí theo phong cách châu Âu công phu, tinh xảo. Ảnh: Nguyễn Thế Dương
Nhưng với sự xâm lấn mạnh của biển và sự khắc nghiệt của thời tiết, nhà thờ đổ Hải Lý cùng một số nhà thờ khác lại phải di chuyển vào sâu trong đất liền và được xây dựng lần thứ ba. Ảnh: Nguyễn Thế Dương
Năm 2005, cơn bão số 7 đã phá hủy toàn bộ tuyến đê bao bên ngoài, đồng thời “cuốn” theo các nhà thờ ven biển. Trong số đó chỉ còn lại duy nhất nhà thờ đổ Hải Lý vẫn giữ được tháp chuông, nền và một phần tường phía Bắc như dấu tích còn sót lại hiện nay. Ảnh: Nguyễn Thế Dương
Vẻ đẹp cổ kính của nhà thờ đổ Hải Lý thời điểm hiện tại. Ảnh: Nguyễn Thế Dương
Hiện tại, để bảo vệ dấu tích nhà thờ đổ Hải Lý trước nguy cơ xâm thực và đảm bảo an toàn cho du khách, địa phương đã làm kè ngăn sóng xung quanh. Ảnh: Nguyễn Thế Dương
Một góc nhà thờ đổ Hải Lý khi nhìn từ trên cao. Ảnh: Nguyễn Thế Dương
Nguyễn Thế Dương - Đăng Huy

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Cùng chuyên mục