Thứ Tư, Tháng Tư 17, 2024

Đầu tư năng lượng sạch: Doanh nghiệp kêu khó vì chính sách

Việt Nam có tiềm năng lớn về năng lượng tái tạo nhưng nhiều năm qua câu chuyện về đầu tư, khai thác hiệu quả nguồn năng lượng này vẫn loay hoay với điệp khúc thiếu chính sách hỗ trợ.

Đó là ý kiến chung của nhiều chuyên gia, doanh nghiệp trong lĩnh vực năng lượng tái tạo tại một hội thảo trong khuôn khổ triển lãm công nghệ sản phẩm tiết kiệm năng lượng và năng lượng xanh Enertec Expo 2014 tổ chức tại TPHCM vào ngày 17-7.

Giá mua điện gió quá thấp

Ông Võ Thành Quang, Giám đốc nghiên cứu và phát triển của Tổng công ty Công nghiệp Sài Gòn cho biết, vừa qua, doanh nghiệp này đã phối hợp với một số doanh nghiệp khác sản xuất turbin điện gió hai lớp đồng trục tại dự án Nhà máy điện gió Công Hải 1 ở tỉnh Ninh Thuận. Ông Quang nói rằng các chính sách phát triển điện gió hiện nay chưa phù hợp với các doanh nghiệp, cụ thể là về giá bán điện. Theo ông Quang, giá điện gió hiện chỉ là 7,8 cent/kWh, trong khi đó, nhiều doanh nghiệp phải nhập công nghệ, thiết bị từ nước ngoài nên chi phí cao, thời gian thu hồi vốn rất chậm. Cùng với đó, nhiều nhà máy hoạt động có hiệu suất thấp nên hầu hết các doanh nghiệp điện gió hiện chỉ hoạt động cầm chừng và không có đơn vị nào dám khởi công dự án mới.

Trao đổi với phóng viên Sài Gòn Tiếp Thị qua điện thoại, ông Nguyễn Duy Hoàng – Trưởng văn phòng đại diện Công ty TNHH MTV Năng lượng tái tạo Việt Nam, cho biết, theo kế hoạch từ trước năm 2009, dự án điện gió của công ty này tại xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận sẽ có 80 turbin nhưng hiện nay mới lắp đặt được 20 turbin, số còn lại chưa thể thực hiện vì thiếu vốn. Ông Hoàng cho hay thiết bị mà công ty nhập về là từ hãng Fuhrlaender của Đức, chi phí đầu tư rất cao trong khi giá bán điện của công ty là 6 cent/kWh (khoảng 1.200 đồng/kWh) nên gặp khó khăn. “Nhưng dù lãi hay lỗ thì cũng phải tiếp tục duy trì”, ông Hoàng nói.

Doanh nghiệp điện gió phải nhập công nghệ, thiết bị từ nước ngoài nên chi phí đầu tư rất lớn.
Doanh nghiệp điện gió phải nhập công nghệ, thiết bị từ nước ngoài nên chi phí đầu tư rất lớn.

Theo một thống kê từ Viện Năng lượng, hiện nay, cả nước đang có 51 dự án điện gió tại 14 tỉnh với tổng công suất là 4.452 MW. Tiến sĩ Võ Viết Cường, Trưởng khoa Đào tạo chất lượng cao, trường Đại học Sư phạm kỹ thuật TPHCM, cho rằng giá mua điện đối với điện gió là mấu chốt khó khăn của hầu hết các dự án hiện nay. Ông Cường cho biết, năm 2012, Chính phủ đồng ý để Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) mua điện gió với giá 6,8 cent/kWh và trợ giá 1 cent/kWh. Đây là mức giá chỉ đủ để hoàn vốn và doanh nghiệp điện gió cũng chỉ mong như vậy để họ có đủ tài chính tiếp tục hoạt động. Tuy nhiên, giá trung bình mà EVN mua điện trên toàn hệ thống chỉ là 3,4 cent/kWh, thậm chí có những nhà máy thủy điện bán điện với giá 0 đồng/kWh vào mùa mưa, trong giờ thấp điểm. Nếu mua điện gió, EVN phải chịu bù lỗ vào mức giá chênh lệch trên nên doanh nghiệp này cũng không mặn mà mua điện gió.

Các doanh nghiệp điện gió thì kiến nghị Chính phủ cần tăng giá mua sản phẩm của họ từ mức 7,8 cent/kWh hiện nay lên 11 cent/kWh vào các năm sau thì họ mới có thể “thở” được để tiếp tục tồn tại.

Đang lãng phí biogas

Hàng trăm trang trại nuôi heo với quy mô vài ngàn con mỗi trang trại ở một số huyện tại tỉnh Đồng Nai đã lắp đặt hầm biogas, tạo ra một nguồn khí gas rất lớn nhưng không có nơi tiêu thụ, đành thải… lên trời. Ông Trần Văn Khải, Phó chủ tịch Hiệp hội Khí sinh học Việt Nam, nêu ra tình trạng nói trên như một ví dụ tiêu biểu cho sự lãng phí năng lượng tại Việt Nam hiện nay. Ông Đỗ Ngọc Quỳnh, một chuyên gia về biogas, cho rằng trong khí biogas có đến 60% khí mê-tan (CH4) cực kỳ nguy hiểm với sức khỏe và môi trường; trong khi đó, biogas có thể làm nhiên liệu thay thế xăng dầu chạy động cơ để biến thành điện năng. Do đó, ông Quỳnh nhận định: “Chúng ta đang vừa lãng phí nguồn khí sinh học này, vừa tiếp tay làm hại môi trường sống”.

Ông Khải cho biết, các doanh nghiệp muốn sản xuất điện từ khí biogas nhưng khi nhập khẩu thiết bị thì không được ưu đãi về thuế nhập khẩu, khi vay tiền ngân hàng để đầu tư thì không được ưu đãi về lãi suất. Và cũng giống như nhiều nguồn năng lượng tái tạo khác, hiện chưa có ưu đãi về giá bán điện để khuyến khích doanh nghiệp đầu tư.

Ông Nguyễn Trung Việt, Chánh văn phòng biến đổi khí hậu của Sở Tài nguyên và Môi trường TPHCM, thì khẳng định trong lĩnh vực phát triển khí biogas cũng như các nguồn năng lượng tái tạo khác hiện không thiếu công nghệ cao hay vốn đầu tư ban đầu của doanh nghiệp nhưng lại thiếu chính sách có tầm chiến lược. “Chính sách chúng ta hiện nay chưa có tính định hướng mà đang chạy theo thực tế”, ông Việt nói.

Mạnh Tùng

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Cần có cơ chế, chính sách mua bán điện mặt trời...

0
(SGTT) - Thủ tướng Chính phủ yêu cầu trước 30-4, Bộ Công Thương hoàn thiện, trình cấp có thẩm quyền ban hành cơ chế,...

Bùng nổ công nghệ: cần ‘siết lại’ để đảm bảo lợi...

0
(SGTT) - Hai thập niên trước đây là giai đoạn các nước để công ty công nghệ tự quản lý, tuy nhiên trước tình...

Phân biệt các loại tinh chất dưỡng ẩm: emulsion, serum, essence...

0
(SGTT) - Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều các dòng sản phẩm dưỡng ẩm cho da, với nhiều tên gọi khác nhau....

Ra ngoại thành, ngồi chiếu cói mạn đàm du lịch cộng...

0
(SGTT) - Ngày 15-4, chương trình Sáng kiến Điểm đến An toàn thuộc Tạp chí Kinh Tế Sài Gòn cùng Công ty TNHH Thuyền...

Tổ chức các điểm dừng nghỉ tạm trên cao tốc trước...

0
(SGTT) - Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu tại các vị trí đã được bàn giao mặt bằng hoặc vị trí thuận lợi...

Về Kon Tum, ngắm hoàng hôn tại đồi cỏ làng Kon...

0
(SGTT) – Đồi cỏ xanh mướt giữa rừng thông tại làng Kon Vơng Kia (thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum)...

Kết nối