Chủ Nhật, Tháng Tư 28, 2024

Đầu năm tham quan điện Kiến Trung vừa được phục dựng

(SGTT) – Sau gần 5 năm phục dựng với kinh phí hơn 123 tỉ đồng, điện Kiến Trung trong Đại Nội Huế thu hút du khách gần xa đến chiêm ngưỡng miễn phí trong những ngày Tết Giáp Thìn 2024. 

Điện Kiến Trung và điện Thái Hòa sau thời gian tôn tạo đã bắt đầu phục vụ những đoàn khách đầu tiên đến tham quan từ ngày mùng 1 Tết. Đây là các công trình di tích đều trên trục thần đạo của Kinh thành Huế, có ý nghĩa quan trọng dưới triều nhà Nguyễn.

Đông đảo du khách ghé điện Kiến Trung dịp Tết Giáp Thìn 2024. Ảnh: Hoàng An
Điện Kiến Trung hay còn gọi là lầu Kiến Trung được xây dựng dưới thời vua Khải Định với chữ “Kiến” mang nghĩa dựng lên, thành lập và chữ “Trung” hàm ý ngay thẳng, không thiên lệch.
Theo tư liệu cũ, nguyên tại vị trí công trình này trước đó đã từng xuất hiện hai công trình kiến trúc khác đó là: Minh Viễn Lâu hay còn gọi là lầu Minh Viễn (1827) và Du Cửu Lâu hay còn gọi là lầu Du Cửu (1913).
Lầu Minh Viễn được xây dựng dưới thời vua Minh Mạng, đây là một tòa lầu bằng gỗ to, gồm 3 tầng, là nơi để nhà vua ngắm cảnh và hóng mát. Tuy nhiên, công trình này đã được phá bỏ vào năm 1876 dưới thời vua Tự Đức vì xuống cấp trầm trọng.
Du khách du xuân trong Đại Nội Huế. Ảnh: Hoàng An
Đến năm 1913, triều đình của vua Duy Tân đã cho xây dựng trên nền cũ đó “một cái lầu khác theo kiểu mới gọi là lầu Du Cửu”. Năm 1916, vua Khải Định lên ngôi cho đổi tên lầu Du Cửu thành lầu Kiến Trung.
Đến năm 1921, vua Khải Định tìm hiểu phong cách kiến trúc và nghệ thuật trang trí của châu Âu lẫn châu Á để đưa ra các kiểu thức theo thị hiếu thẩm mỹ thời bấy giờ, cùng với sự cố vấn của một số kiến trúc sư, kỹ sư người Pháp và Bộ Công. Theo đó, vua cho xây mới hoàn toàn điện Kiến Trung. Ngôi điện này được hoàn thành trong hai năm từ 1921 đến 1923.
Điện Kiến Trung nhìn từ xa. Ảnh: Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế.

Dưới thời vua Bảo Đại, điện Kiến Trung trở thành nơi sinh hoạt của cả gia đình nhà vua. Tuy nhiên đến năm 1947, do chiến tranh, công trình gần như bị phá hủy hoàn toàn, chỉ còn lại nền móng.

Không gian bên trong điện Kiến Trung. Ảnh: Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế

Sau 72 năm ở dạng phế tích, năm 2019, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế khởi công dự án tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích điện Kiến Trung. Điện Kiến Trung là một trong 5 công trình quan trọng nằm trên trục thần đạo của Đại Nội cùng với điện Thái Hòa, điện Cần Chánh, điện Càn Thành, cung Khôn Thái.

Sau gần năm năm tu bổ, điện kiến gần như giữ được nguyên vẹn kiến trúc cũ. Ngoài các hiện vật được trưng bày, trong thời gian tới, điện Kiến Trung sẽ là nơi tổ chức các không gian triển lãm mỹ thuật, không gian trưng bày và trải nghiệm với ứng dụng sản phẩm công nghệ hiện đại, tạo điểm nhấn về sản phẩm văn hóa phục vụ khách du lịch.

Bên cạnh đó, để tạo không gian xuân, ngoài kiến trúc được phục dựng, Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế cho trồng nhiều vườn hoa xung quanh.

Theo thông tin từ Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, trong 3 ngày từ 10-2 đến 12-2 (tức 3 ngày Tết Nguyên đán Giáp Thìn) đã có 104.682 lượt khách đến tham quan di sản Huế.

Ngọc Khuyến tổng hợp

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Sinh viên Pháp đến Huế trải nghiệm múa rối nước

0
(SGTT) - Nhóm sinh viên 10 người đến từ Pháp đã có thời gian học trải nghiệm nghệ thuật múa rối nước truyền thống...

Ngắm phố Huế mùa hoa điệp vàng nở rộ

0
(SGTT) - Những ngày tháng Tư, hoa điệp vàng lại bung nở trên những con đường, góc phố ở xứ Huế mộng mơ. Rực...

Xanh mướt mùa thu hoạch cỏ bàng ở Phò Trạch, Huế

0
(SGTT) – Cứ đến tháng 3 âm lịch, dân làng Phò Trạch (huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) vào mùa thu hoạch cỏ...

Dấu xưa – Hồn phố: Tìm về thương cảng cổ Bao...

0
(SGTT) - Cách trung tâm thành phố Huế khoảng 3km, bên bờ sông Hương, phố cổ Bao Vinh là nơi du khách khám phá...

Khám phá góc xanh nơi lăng Gia Long ở Huế

0
(SGTT) - Lăng Gia Long (Thiên Thọ Lăng) được thiết kế hài hòa với cảnh quan xung quanh, giúp du khách vừa có thể...

Lịch khởi hành, giá vé tàu du lịch Huế – Đà...

0
Từ 26-3, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam sẽ tổ chức 2 đôi tàu/ngày giữa Huế - Đà Nẵng với tên gọi “Kết...

Kết nối