Thứ Hai, Tháng Chín 9, 2024

Dấu hiệu trẻ mắc bệnh tay chân miệng cần đưa vào bệnh viện sớm

(SGTT) – Theo bác sĩ Nguyễn Minh Tiến, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TPHCM), phụ huynh thấy trẻ sốt, xuất hiện hồng ban mụn nước ở lòng bàn tay, chân, đầu gối, chân; loét ở trong miệng nên đưa trẻ đến bệnh viện để các bác sĩ thăm khám, xét nghiệm, định bệnh chính xác; từ đó có hướng xử trí thích hợp.
Tại Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TPHCM) cho biết, trong tháng 4 vừa qua, số ca đến khám và điều trị bệnh tay chân miệng tại bệnh viện tăng đột biến. Mỗi ngày, bệnh viện tiếp nhận khoảng 20-40 ca, có ngày lên tới 50 ca. Ảnh: Minh Thảo
Tay chân miệng đang có xu hướng gia tăng

Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TPHCM (HCDC), trong 4 tháng đầu năm 2022, TPHCM ghi nhận 936 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, với 95% các trẻ mắc bệnh ở độ tuổi từ 1-5 tuổi.

Riêng chỉ trong tuần 18 (từ ngày 29-4 đến 5-5), thành phố ghi nhận 420 ca bệnh tay chân miệng, tăng gần gấp 4 lần so với trung bình 4 tuần trước đó. Số ca bệnh tăng ở cả nhóm bệnh nhi nhập viện điều trị nội trú và khám ngoại trú.

Số ca bệnh tay chân miệng có sự gia tăng báo động ở hầu hết các quận huyện, thành phố Thủ Đức; đặc biệt tại các quận 12, Bình Tân, Gò Vấp, Hóc Môn, Tân Bình, khu vực 3 của thành phố Thủ Đức.

Theo BS.CK2. Nguyễn Minh Tiến, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TPHCM), trong tháng Tư, số ca tay chân miệng tăng đột biến một phần do trẻ nhỏ mầm non đi học trở lại, khiến khả năng lây bệnh ở trường mầm non tăng lên và số ca nhập viện tại bệnh viện cũng tăng theo. Tỷ lệ nhập viện chiếm khoảng 15%. Mỗi ngày, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố khám từ 20-40 bệnh nhi mắc tay chân miệng, có ngày lên đến 50 em.

Các bác sĩ cũng nhận thấy có những trường hợp nặng, phải sử dụng đến thiết bị hỗ trợ hô hấp, Gamma globulin, thuốc chống viêm… và phải điều trị tích cực cho các bệnh nhi thì mới cứu sống được.

Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm qua đường tiêu hóa lưu hành quanh năm và rất dễ bùng phát thành dịch.

Với bệnh tay chân miệng, bệnh viện đã từng tiếp nhận một trẻ chỉ sốt 2 ngày, giật mình chới với. “Khi vào bệnh viện, các bác sĩ chẩn đoán và điều trị theo hướng viêm phổi. Với dấu hiệu khò khè, các bác sĩ cho sử dụng thuốc giảm phế quản nhưng trẻ vẫn có diễn tiến nặng, phải đặt nội khí quản hít thở. Trong lúc đặt nội khí quản cũng ghi nhận trẻ bị phù phổi. Đây là những trường hợp độ 4 nặng của bệnh tay chân miệng. Rất may mắn trẻ đã được cứu sống”, BS. Tiến kể lại.

Bệnh nhi này biểu hiện với nốt hồng ban nhỏ ở ngón tay, khi đặt nội khí quản không thấy vết loét nhiều trong họng (chỉ là những chấm đỏ, rất nhỏ bị loét trong vòm họng). Điều này chứng tỏ, những trường hợp biểu hiện nặng nhưng không lộ ra các triệu chứng điển hình có nguy cơ diễn tiến rất nặng.

Dấu hiệu cần đưa trẻ nhập viện trong đêm

Theo Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, có nhiều dấu hiệu để phát hiện trẻ mắc tay chân miệng. Theo đó khi ăn uống không được, trẻ thường quấy khóc, chảy nước bọt. Trên lòng bàn tay, chân của trẻ sẽ nổi hồng ban; thậm chí nổi hồng ban ở đầu gối, mông.

Phụ huynh thấy trẻ sốt, xuất hiện hồng ban mụn nước ở lòng bàn tay, chân, đầu gối, chân; loét ở trong miệng nên đưa trẻ đến bệnh viện để các bác sĩ thăm khám, xét nghiệm, định bệnh chính xác; từ đó có hướng xử trí thích hợp.

Theo BS. Minh Tiến, khi trẻ đi học tiếp xúc với môi trường bên ngoài thì khả năng mắc những bệnh thông thường như sốt xuất huyết, tay chân miệng, nhiễm siêu vi, sốt phát ban… là điều có thể xảy ra ở trẻ nhỏ.

Bác sĩ khuyến cáo, trong ngày đầu, khi trẻ có dấu hiệu sốt, phụ huynh có thể tự chăm sóc bằng cách cho trẻ uống thuốc sốt, uống nhiều trước và để trẻ ở nơi thoáng mát. Trường hợp sốt sang đến ngày thứ hai, phụ huynh nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế có chuyên khoa nhi để các bác sĩ thăm khám và định bệnh thích hợp.

Trường hợp bác sĩ chuẩn đoán trẻ mắc tay chân bệnh độ 1 (được điều trị ngoại trú), phụ huynh cho trẻ uống thuốc theo toa của bác sĩ; có chế độ ăn dinh dưỡng nhiều bữa nhỏ, thức ăn dễ tiêu; tránh thực phẩm kích thích chua, cay.

Trong quá trình điều trị tại nhà, trẻ có dấu hiệu giật mình chới với, li bì, khó đánh thức, uống thuốc sốt nhưng không hạ, đi loạng choạng, run tay, ngồi không vững… Đây là những dấu hiệu báo động trở nặng. Phụ huynh phải đưa trẻ ngay đến bệnh viện ngay cả trong đêm.

Minh Thảo

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Dịch sốt xuất huyết đang vào giai đoạn cao điểm

0
Dịch sốt xuất huyết đang vào giai đoạn cao điểm khi số ca mắc, số ca diễn biến nặng đều tăng. Theo đại diện...

Chủ động phòng bệnh sốt xuất huyết khi mùa mưa đến

0
Mùa mưa đã bắt đầu tại khu vực phía Nam, muỗi vằn sẽ phát triển mạnh và bệnh sốt xuất huyết có nguy cơ...

TPHCM: nguy cơ sốt xuất huyết từ những dòng kênh ô...

0
(SGTT) - Khi thành phố vào mùa mưa, thì những dòng kênh, mương đầy rác thải trở thành là nơi “nuôi” muỗi, tạo điều...

Việt Nam sắp có vaccine phòng bệnh sốt xuất huyết của...

0
(SGTT) - Tại hội thảo “Các định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả phòng chống sốt xuất huyết Dengue tại Việt Nam”...

Cả nước ghi nhận 81.808 ca mắc sốt xuất huyết, 23...

0
Từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 81.808 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 23 trường hợp tử vong. So với cùng...

TPHCM: Mùa mưa đến, nguy cơ bùng dịch sốt xuất huyết...

0
TPHCM đang bước vào mùa mưa, các bãi rác tự phát trên các dòng kênh, rạch đầy rác thải không chỉ gây ô nhiễm...

Kết nối