Thứ Năm, Tháng Năm 2, 2024

Đậm đà nồi lẩu mắm cá lóc trưa cuối tuần

(SGTT) – Một trưa cuối tuần lại đến, Trưa nay ăn gì chọn giới thiệu một món lẩu đặc sắc khi có hai phiên bản nấu theo vùng miền. Đó là món lẩu mắm cá lóc thơm lừng, nóng hổi nấu kiểu miền Tây hoặc miền Trung.

Nhắc đến lẩu mắm, nhiều thực khách thường nghĩ đến món lẩu mắm miền Tây với thịt cá tươi, nước dùng nấu từ mắm cá, dùng kèm một số loại rau đặc trưng. Tuy nhiên, cách làm mắm từ cá cũng được người miền Trung ứng dụng, và từ đó họ cũng có một phiên bản lẩu mắm cá lóc cho riêng mình.

Về mắm để nấu lẩu, người ta dùng thịt cá lóc tươi cho vào hủ kèm ít muối, đậy kín và để cá lên men tự nhiên. Cứ thế, sau khoảng thời gian thu về mắm cá lóc dậy vị và sẵn sàng cho món lẩu. Nếu bạn chế biến tại nhà thì đầu bếp chuyên nghiệp chia sẻ mẹo để khử mùi thịt cá lóc, đó là dùng muối, nước cốt chanh, dấm chà sơ qua mình cá rồi rửa lại với nước sạch.

Để nấu mắm cá lóc, thông thường người nấu cho một lượng nước lọc vào nồi, khi nước sôi thì thêm cá lóc và mắm nấu cho chín rục. Sau đó, dùng rây lọc bỏ phần xác, giữ lại phần nước cốt mắm cá lóc. Nếu từng dùng qua lẩu mắm cá lóc mà không cảm thấy tanh thì bạn có phần ngạc nhiên, nhưng thực tế đó là bí quyết của đầu bếp. Cụ thể, thịt cá lóc cho vào chảo và xào cùng ít dầu ăn, hành, tỏi để khử mùi tanh của cá, giúp thịt cá dậy vị hơn.

Bước nấu nước dùng lẩu cá lóc của hai vùng miền cũng tương tự nhau khi chuẩn bị nồi lớn, cho dầu ăn vào, phi tỏi và hành tím rồi thêm nấm rơm, nước mắm cá vừa nấu cùng ít nước sôi. Tiếp đến, cho hỗn hợp gia vị muối, tiêu, đường và khuấy đến khi nồi lẩu dậy mùi thơm.

Sự khác biệt của hai loại lẩu mắm cá lóc lúc này cũng dần rõ ràng khi rau nhúng kèm lẩu tùy thuộc địa lý vùng miền. Cụ thể, rau nhúng lẩu cá kiểu miền Tây gồm có bông điên điển, bông súng, bông bí, bông so đũa, hoa kèo nèo và bắp chuối. Còn lẩu mắm miền Trung có rau bạc hà, rau muống, húng quế, rau răm, rau má hay cải xanh. Cứ thế, có rổ rau sống các loại ăn đến đâu thì nhúng lẩu đến đó. Một chút sự khác biệt còn lại nằm ở thức ăn kèm cho no bụng, như người miền Tây đa dạng các loại sợi bún, mì, phở, hủ tiếu; còn người miền Trung thường chỉ dùng mì để nhúng lẩu.

Giờ trưa gần đến, mọi người có thể đến dùng bữa món lẩu này tại các nhà hàng dưới đây hoặc tham khảo công thức nấu tại nhà để chiêu đãi người thân, bạn bè.

Gia Hân tổng hợp

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Trưa nay ăn gì: Thơm lừng bún gạo cật heo, có...

0
(SGTT) – Sau những ngày tiệc tùng cuối tuần, bữa trưa đầu tuần chọn một món dễ ăn từ nguyên liệu cho đến cách...

Trưa nay ăn gì: Thưởng thức bánh canh khô, món ăn...

0
(SGTT) – Trong văn hóa ẩm thực vùng miền, bánh canh khô là món ăn đặc trưng của người dân xứ Huế. Khi nấu...

Trưa nay ăn gì: Dễ ăn món bún gạo nấu thập...

0
(SGTT) – Sợi bún gạo trong ẩm thực Việt thường được quán ăn chế biến bằng hình thức xào với thực phẩm, rau củ....

Nồi lẩu hương vị đồng quê cùng thịt cá ngát

0
(SGTT) – Cá ngát là loại cá thân quen trong những bữa cơm gia đình Việt. Hôm nay, chúng được ứng dụng trong món...

Đầu xuân lại nhớ tô bún ốc vị quê nhà mẹ...

0
(SGTT) – Người ta thường nói, món bún ốc thưởng thức ngon miệng là khi trời se lạnh. Vậy nhưng, trong ký ức của...

Ớt Ariêu, vị tiêu Amót – gia vị đặc sắc núi...

0
(SGTT) - Để có hương vị món ăn thơm ngon và đặc sắc, người Cơ Tu vùng núi rừng Trường Sơn (Quảng Nam) thường...

Kết nối