Thứ Bảy, Tháng Tư 27, 2024

Côn Đảo cho thuê hơn 888 héc ta rừng để phát triển nhiều tuyến du lịch sinh thái

Đến năm 2030, Vườn Quốc gia Côn Đảo sẽ cho thuê 888,23 héc ta rừng, chiếm 15,1% tổng diện tích hợp phần bảo tồn rừng để đầu tư phát triển du lịch sinh thái. Giá cho thuê không thấp hơn 1% tổng doanh thu thực hiện trong một năm bên thuê môi trường rừng.

Du khách tại một khu nghỉ dưỡng ở Côn Đảo xem nhân viên khu nghỉ đem rùa con về biển. Ảnh: Hoàng Thu

Nội dung trên có trong Quyết định 1668/QĐ-UBND của UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, phê duyệt Phương án quản lý rừng bền vững Vườn Quốc gia Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đến năm 2030.

Theo đó, 888,23 héc ta rừng định cho thuê đến năm 2030 có 720, 52 héc ta thuộc phân khu dịch vụ – hành chính và 167,70 héc ta thuộc phân khu phục hồi sinh thái.

Thời gian cho thuê rừng tối đa 30 năm, nếu bên thuê có nhu cầu tiếp tục thuê thì được xem xét kéo dài thời gian thuê căn cứ kết quả đánh giá định kỳ 5 năm/lần việc thực hiện hợp đồng thuê.

Mục đích cho thuê rừng nhằm để đầu tư phát triển du lịch sinh thái dựa trên nền tảng bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học ở các hợp phần rừng, đất ngập nước và biển.

Tỉnh cũng muốn việc này sẽ góp phần phát triển chuỗi sản phẩm du lịch sinh thái độc đáo, có đẳng cấp quốc gia và quốc tế tại Côn Đảo.

Trong phương án quản lý rừng bền vững ở Vườn Quốc gia Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cho rằng, phát triển du lịch sinh thái là hoạt động quan trọng để tăng nguồn thu về kinh tế nhưng phải duy trì giá trị “hoang sơ” của hệ sinh thái, cảnh quan và tài nguyên du lịch tự nhiên.

Tỉnh kiên quyết không đánh đổi giá trị “hoang sơ” này bằng lợi ích kinh tế. Đây là căn cứ để chọn các nhà đầu tư thực sự có các sản phẩm du lịch có trách nhiệm với thiên nhiên.

Dự định, tại đây sẽ có 17 tuyến du lịch sinh thái, với rất nhiều sản phẩm. Trong đó, khu vực không giáp biển sẽ phát triển các sản phẩm du lịch sinh thái dưới tán rừng, du lịch thể thao, khám phá thiên nhiên, quan sát động vật. Khu vực các đảo sẽ có du lịch nghỉ dưỡng, chèo thuyền, ngắm san hô trải nghiệm cứu hộ và thả rùa về biển.. ..

Những năm gần đây, Côn Đảo trở thành điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách. Lượng khách đến thường tăng trưởng vài chục phần trăm mỗi năm.

Vào năm ngoái, Côn Đảo đón gần 394.000 lượt khách, tăng hơn 31% so với năm trước đó. Hiện nay, du khách có thể đến đây bằng đường hàng không hoặc bằng tàu từ Vũng Tàu, Sóc Trăng và Cần Thơ. Côn Đảo kỳ vọng đến năm 2030 có thể thu hút từ 500.000 – 700.000 lượt khách mỗi năm.

Vùng biển Côn Đảo đã ghi nhận 1.725 loài sinh vật biển. Hệ sinh thái biển Côn Đảo là nơi cư trú của bảy loài rất nguy cấp, 67 loài nguy cấp và sẽ nguy cấp cùng trên 300 loài san hô cứng thuộc danh mục CITES (Công ước về thương mại quốc tế các loại động, thực vật hoang dã nguy cấp). Đây cũng là vùng có nhiều rùa biển. Ghi nhận trung bình hằng năm có 507 rùa mẹ lên bãi đẻ trứng, có 1.523 tổ đẻ với 137.092 trứng được di dời, 110.651 rùa con nở và trở về với biển.

Đào Loan

Theo Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Loạt giải pháp kéo sếu đầu đỏ về Tràm Chim

0
(SGTT) – Vườn quốc gia Tràm Chim đang thực hiện nhiều biện pháp liên quan đến công tác bảo tồn đa dạng sinh học,...

5 lý do thúc đẩy khách Việt chọn du lịch bền...

0
Các ưu đãi tài chính và trải nghiệm khi du lịch bền vững là hai yếu tố hàng đầu thúc đẩy khách Việt chọn...

Chuyện về anh họa sĩ ‘điên’ biến phế liệu thành tác...

0
(SGTT) - Thổi hồn vào những phế liệu bỏ đi bằng cả niềm đam mê và kiến thức, hoạ sĩ Nguyễn Quốc Dân đã...

Khám phá góc xanh nơi lăng Gia Long ở Huế

0
(SGTT) - Lăng Gia Long (Thiên Thọ Lăng) được thiết kế hài hòa với cảnh quan xung quanh, giúp du khách vừa có thể...

Trải nghiệm xanh tại vườn rau hữu cơ trên đảo Hòn...

0
(SGTT) - Marriott Resort and Spa Hon Tre Island vừa cho ra mắt M Valley - khu vườn rau hữu cơ mang đến cho...

Nâng cao vai trò của người thu gom ve chai trong...

0
(SGTT) - Sáng 8-3, tại thành phố Hội An, đã diễn ra cuộc họp tham vấn về sự đóng góp của lực lượng lao...

Kết nối