Thứ Sáu, Tháng Mười 4, 2024

Cô gái từ Đức về mở quán chay kiểu Âu, bình thường hóa việc ăn chay mỗi ngày

(SGTT) – Sau gần ba năm về Việt Nam, nhờ kinh nghiệm học hỏi từ nước ngoài và tình yêu với ẩm thực thuần chay của mình, chị ShuShu Le nên duyên khởi nghiệp tại Hà Nội cửa hàng bán đồ ăn nhanh kiểu Âu.
Người trẻ ăn chay hóa bình thường

Chị ShuShu sinh ra và lớn lên tại Đức, bố mẹ là người Việt và gia đình có truyền thống ăn chay từ lâu. Sớm ảnh hưởng lối sống này từ gia đình, chị ShuShu cũng thay đổi thói quen và bắt đầu ăn chay hoàn toàn từ năm 2009. Chị cho biết mình đến với chế độ dinh dưỡng này vì hiểu được câu chuyện phía sau ngành công nghiệp thịt từ sách báo cùng câu chuyện khuyến khích bảo vệ môi trường ở nước ngoài.

Chị ShuShu Le. Ảnh: NVCC

“Vì ăn chay từ sớm nên giờ mọi thứ diễn ra hết sức bình thường và như một kiểu sống thường ngày. Tôi vẫn luôn đủ năng lượng làm việc trong một ngày dài và tinh thần tích cực, ít nóng giận, nhờ đó duy trì niềm đam mê yêu thích nấu nướng, luôn tìm tòi và sáng tạo các món ăn đến từ ẩm thực của nhiều quốc gia trong đó châu Âu là nhiều nhất”, chị tâm sự.

Chị cho biết thời điểm lúc bắt đầu chuyển đổi chế độ ăn, Đức là quốc gia không đa dạng món ăn chay thậm chí là rau củ quả cũng rất khó mua và thành phố chị sinh sống khó mua đậu phụ. Chị ShuShu cho hay mình đã phải tìm rất nhiều cách để thay đổi thực đơn cũng như làm phong phú món ăn mỗi ngày tránh nhàm chán. Nhờ sự ham thích khám phá này, chị Shu cũng đã có thêm cho mình nhiều kinh nghiệm để làm món chay và sau này là mở nhà hàng thuần chay cho riêng mình ở Hà Nội.

Một số món ăn nhanh kiểu Âu. Ảnh: NVCC

Theo chị Shu, với những người mới bắt đầu ăn chay thường xuyên gặp tình trạng mệt mỏi, tuy vậy trong bất kỳ chế độ dinh dưỡng nào cũng phải cần sự cân đối. Chị chia sẻ mình thường ăn nhiều sản phẩm giàu đạm, bớt tinh bột, ăn thêm rau, các loại đậu để nạp đủ năng lượng cho cơ thể.

“Một cách khác bình thường hóa việc ăn chay và làm món chay hấp dẫn hơn đó chính là giấu nguyên liệu mình không thích ăn đi theo nhiều hình thức để làm món ăn trở nên ngon hơn. Ẩm thực luôn có sự biến tấu và bất kỳ ai cũng đều làm được không cần tuân theo nguyên tắc gì quá khắt khe”, chị tâm sự.

Chị cũng nhấn mạnh, chúng ta hãy thử tìm hiểu trước về nguồn nguyên liệu thô rồi tập trung xem bản thân mình cần cái gì để thay đổi hương vị, thành phần cho vừa miệng.

“Không ai nghĩ đó là món chay”

Mở cửa quán trước thời điểm dịch bệnh xuất hiện tại thủ đô, chị ShuShu tiết lộ cơ duyên được làm chủ hết sức tình cờ. “Khi trở về Việt Nam để làm việc theo lời mời của một doanh nghiệp thì tôi nhận ra cách thức hoạt động của công ty không hề phù hợp với quan niệm sống của mình nên tôi quyết định tìm tòi và mở một nhà hàng đúng thế mạnh của mình chuyên về món ăn thuần chay kiểu Âu”, chị nói.

Món ăn chay kiểu Âu tại nhà hàng của chị ShuShu. Ảnh: NVCC

Hiện tại, các mặt hàng chị bán tập trung vào các loại đồ ăn nhanh nhưng vẫn đảm bảo dinh dưỡng và sức khỏe vì nguồn nguyên liệu được nhập khẩu từ nước ngoài và không qua chế biến chiên xào ủ mặn. Tuy nhiên, trong thời gian tới, chị Shu vẫn muốn thử nghiệm mà tự sản xuất ra loại thịt thực vật từ chính những thứ có sẵn ở Việt Nam để bán ra với giá thành rẻ hợp lý hơn.

Món ăn nhanh thuần chay khó ai nhận ra khi nhìn vào. Ảnh: NVCC

“Về Việt Nam tôi rất bất ngờ vì sự đa dạng của ẩm thực chay so với nước ngoài, tuy nhiên khi thưởng thức ít nhiều người ăn sẽ nhận ra món chay ngay. Các món ăn nhanh của tôi đặc biệt ở chỗ không ai nghĩ đó là sản phẩm làm từ thực vật về cả hình thức lẫn hương vị, nhiều người ăn xong khi được tôi nói mới biết đó là món chay”, chị Shu cười nói.

Chính vì vậy, mọi người sẽ có cái nhìn thoải mái và dễ chịu hơn về việc ăn chay không phải khi ăn chay ta phải cắt bỏ đi những món mình yêu thích hoặc đơn giản chỉ ăn rau củ quả qua ngày, chị nói thêm.

Chị cho biết món ăn chay kiểu Tây nói riêng và món Tây nói chung đều khác ẩm thực thuần Việt ở hương vị sẵn có, cũng từ những nguyên liệu ấy, gia vị đặc trưng, người đầu bếp sẽ chế biến món ăn như bình thường.

Chị ShuShu đam mê nấu nướng từ nhỏ. Ảnh: NVCC

Là tay ngang khởi nghiệp nhà hàng, chị cũng gặp không ít khó khăn, nhờ kinh nghiệm làm việc ở quán ăn thời còn đi học ở bên Đức và niềm yêu thích nấu nướng sẵn có, chị đã vượt qua được cả giai đoạn khó khăn vì dịch bệnh, lệnh giãn cách xã hội ở thủ đô.

“Mỗi ngày ở quán, tôi đều mày mò biến tấu thêm nhiều món ăn từ nguồn nguyên liệu sẵn có để không phải nhập từ nước ngoài hoặc bất kỳ quốc gia nào cho nhà hàng của mình. Tại sao món Tây không thể làm từ đất Việt, đúng không?”, chị khẳng định.

Trong tương lai, chị Shu có dự định phát triển thêm nhiều nhà hàng ở Việt Nam và lan tỏa niềm đam mê ẩm thực, lối sống thuần chay của mình đến với người trẻ. Hiện chị đang xây dựng kênh TikTok “ShuShu Le” có hơn 250.000 lượt theo dõi, chuyên chia sẻ cách làm các món ăn thuần chay kiểu Âu qua hành trình khám phá ẩm thực chay nhiều nơi trên thế giới của mình.

Nhà hàng Kiez Vegan ở 12 đường Đặng Thai Mai, Quảng An, Tây Hồ, Hà Nội

An Phú

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Nhị vị nui xào, bột chiên ở đầu cổng chợ Thái...

0
(SGTT) - Nếu có dịp mua sắm tại chợ Thái Bình, quận 1, mọi người có thể chọn bữa sáng, trưa hoặc xế tại...

Những câu chuyện về môi trường qua lăng kính nghệ thuật

0
(SGTT) - Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng, tại cuộc thi UOB Painting of...

TPHCM: Tiệm cà phê ‘tranh thủ’ đón Giáng sinh sớm

0
(SGTT) - Dù chưa đến lễ Halloween, nhưng một số tiệm cà phê tại TPHCM đã hoàn tất việc trang trí theo chủ đề...

TPHCM: cảnh báo nguy cơ mắc bệnh ngoài da ở trẻ...

0
(SGTT) - Theo các bác sĩ da liễu, thời gian gần đây, khí hậu nóng ẩm và mưa nhiều là cơ hội cho những...

Xuất khẩu sầu riêng kỳ vọng bội thu năm 2024

0
(SGTT) - Trong tháng 8-2024, xuất khẩu quả sầu riêng đạt 2,03 tỉ đô la Mỹ, tăng tới 68% so với cùng kỳ năm...

Quản lý quảng cáo trên môi trường mạng như nào?

0
(SGTT) - Luật Quảng cáo năm 2012, dù đã đóng góp tích cực vào việc định hình khuôn khổ pháp lý cho hoạt động...

Kết nối