Thứ Hai, Tháng Chín 25, 2023

Cô gái miền quê Đại Lộc và duyên nợ với nước cốt chanh OCOP 4 sao

(SGTT) – Khi tham quan triển lãm ẩm thực tại một sự kiện gần đây ở TP Đà Nẵng, nhiều người bị ấn tượng bởi một cô gái nhỏ nhắn từ miền quê Đại Lộc, với nụ cười xinh như hoa luôn hiện hữu trên môi, ân cần mời du khách thưởng thức sản phẩm nước cốt chanh. Đó là chị Nguyễn Thị Hồng Vân, 40 tuổi, trú tại thôn Phú Quý, xã Đại Hiệp, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam.
Chị Hồng Vân đang giới thiệu sản phẩm nước cốt chanh trong một sự kiện gần đây. Ảnh: Tiên Sa

Chị Vân sinh ra và lớn lên trong một gia đình nông dân nghèo, nghỉ học sớm để đi làm từ năm 12 tuổi. Năm 2019, chị bắt đầu kinh doanh nhỏ lẻ rau củ quả tươi tại địa phương, tạo ra một mạng lưới buôn bán nhỏ. Trong giai đoạn dịch Covid-19 bùng phát, mặt hàng chanh tươi được quan tâm bởi mọi người mua về vắt lấy nước uống nhằm tăng sức đề kháng. Tuy nhiên, chanh dễ bị hư nhanh và đôi khi không còn chỗ chứa trong tủ lạnh đã dần nhen nhóm ý tưởng cho chị sản xuất mặt hàng nước cốt chanh.

Do không dùng chất bảo quản, thời hạn sử dụng hợp lý và hương vị tinh chất vẫn nguyên vẹn nên nước cốt chanh của chị được người tiêu dùng đón nhận. Nghĩ là làm, giữa năm 2021, chị quyết định thành lập hộ kinh doanh chuyên sản xuất nước cốt chanh thương hiệu Hồng Vân với đầy đủ giấy tờ kinh doanh, an toàn vệ sinh. Đặc biệt, nguồn chanh được chị thu mua từ địa phương vừa bảo đảm chất lượng vừa giúp bà con nông dân trồng trọt yên tâm đầu ra của sản phẩm.

Chị Hồng Vân trong phân xưởng sản xuất nước cốt chanh của mình. Ảnh: NVCC

Theo chị Vân, cây chanh ở vùng quê Đại Lộc có khả năng thích nghi và sinh trưởng tốt, đặc biệt khi được trồng trên đất bồi ven sông Vu Gia và sông Yên. Quả chanh tạo ra chậm nhưng do canh tác hữu cơ, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hoặc phân hóa học, nên nguồn nguyên liệu chanh từ địa phương là an toàn và giàu vitamin C.

Về quy trình sản xuất, chị thông tin, nước cốt chanh Hồng Vân được chế biến qua nhiều bước như làm sạch, ép, phối trộn và nấu từ những trái chanh tươi. Sản phẩm nước cốt chanh hiện có giá bán 110.000 đồng/chai thủy tinh hoặc 90.000 đồng/chai nhựa cùng dung tích 500ml.

Được biết, 2022 là một năm thành công của chị Vân khi sản phẩm nước cốt chanh nhận chứng nhận OCOP 4 sao; giấy chứng nhận Sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp huyện; Giải Nhì Ý tưởng, dự án khởi nghiệp sáng tạo cấp huyện; Giải Ba Ý tưởng, dự án khởi nghiệp sáng tạo cấp tỉnh.

Sản phẩm nước cốt chanh Hồng Vân đạt chứng nhận OCOP 4 sao. Ảnh: Tiên Sa

“Hiện nay, nước cốt chanh Hồng Vân được trưng bày tại trụ sở ở thôn Phú Quý và các đại lý trong huyện Đại Lộc, Đà Nẵng cùng một số đại lý và sự kiện khác. Đặc biệt, chúng tôi đã thiết lập mạng lưới tiêu thụ sản phẩm sang nước Lào. Trong tương lai, tôi hy vọng có thể đưa sản phẩm đến nhiều quốc gia hơn”, chị Vân nhấn mạnh.

Tiên Sa

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Gặp gỡ đầu bếp Nhật 34 năm kinh nghiệm, từng chế...

0
(SGTT) - Từng có 34 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực ẩm thực và đầu bếp, ông Kazuhiro Matsuishi, Bếp trưởng Nhà hàng Sokichi,...

Bếp trưởng Hồng Phải: ‘Tôi hạnh phúc khi phục vụ những...

0
(SGTT) - Theo nghề bếp từ sớm, ngay khi vừa học xong trung học, anh Ngô Hồng Phải đã trải qua nhiều cấp bậc...

Đầu bếp Nguyễn Văn Thanh và 8 năm ‘ngược dòng’ theo...

0
(SGTT) - Giữa lúc có công việc văn phòng ổn định, anh Nguyễn Văn Thanh lại rẽ hướng sang nghề bếp. Tuy 8 năm...

Chàng trai ‘mặt sẹo’ mở tiệm bánh lần hai, viết tiếp...

0
(SGTT) – Thất bại ở tuổi 27 không khiến chàng trai chằng chịt những vết bỏng trên người bỏ đi đam mê làm bánh....

Gặp gỡ đầu bếp Gen Z với niềm đam mê ẩm...

0
(SGTT) - Theo nghề bếp từ năm 18 tuổi, đầu bếp Kim Ngọc Lan (sinh năm 2001) hiện đang là quản lý và bếp...

Đầu bếp 31 tuổi tạo nền ẩm thực ‘hợp nhất’ từ...

0
(SGTT) - Bữa tối tại nhà hàng Meza Malonga (cộng hòa Rwanda, châu Phi) không chỉ là bữa ăn đơn thuần mà nó thật...

Kết nối