Thứ Tư, Tháng Tư 24, 2024

Chạy đua thanh toán mã QR

Minh Chí –

Thanh toán di động đang trên đà tăng trưởng mạnh, trong đó có việc thanh toán qua mã QR (Quick Response Code). Hình thức thanh toán này được áp dụng ở các cửa hàng tiện lợi, chuỗi thức ăn nhanh, chuỗi cửa hàng cà phê/trà sữa.

Theo xu hướng chung trên thế giới, Việt Nam cũng đã có 12 ngân hàng triển khai dịch vụ thanh toán bằng mã QR. Với thanh toán một chạm, người dùng có thể sử dụng điện thoại di động để thanh toán thay cho thẻ dựa trên việc số hóa thông tin thẻ lên thiết bị di động.

Hàng loạt ngân hàng, công ty fintech (ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực tài chính) đã tung ra các ứng dụng di động hỗ trợ việc thanh toán bằng QR code trong 2-3 năm gần đây, chẳng hạn như MoMo, ZaloPay, Payoo, Moca…

Các doanh nghiệp nước ngoài như Alibaba (Trung Quốc) với Alipay, Tencent (Trung Quốc) với WechatPay, SEA (Singapore) với Airpay cũng bắt đầu thâm nhập vào thị trường Việt Nam thông qua việc tương tác với các đối tác trong nước khác nhau từ năm 2017. Các ví điện tử nước ngoài vốn có thế mạnh thanh toán bằng mã QR sẽ nhanh chóng trở thành đối thủ “đáng gờm” của các ứng dụng thanh toán nội địa.

Tại diễn đàn thanh toán điện tử Việt Nam 2017, ông Trần Công Quỳnh Lân, Phó tổng giám đốc Ngân hàng VietinBank, cho biết từ năm 2015, ngân hàng này đã triển khai hình thức thanh toán trên thiết bị di động (mobile banking), giúp khách hàng có thể tự tạo mã QR cho các tài khoản thanh toán của mình, thanh toán hóa đơn cước viễn thông, điện nước, phí dịch vụ chung cư, phí bảo hiểm, mua sắm hay trả nợ vay tiêu dùng.

Ông Phạm Thông, Giám đốc tiếp thị của ví điện tử ZaloPay (thuộc công ty VNG), cho biết ngay từ đầu, ZaloPay quyết định chọn hình thức thanh toán di động bằng mã QR, cho phép liên kết thẻ với các ngân hàng nhằm giúp người dùng thanh toán hóa đơn điện/nước, chuyển tiền, mua vé xem phim, vé máy bay, mua sắm trực tuyến… chỉ trong vòng hai giây.

Những người trong cuộc cho rằng, thanh toán bằng mã QR sẽ tiết kiệm và tiện dụng hơn. Các chuỗi bán lẻ, thức ăn nhanh, quán cà phê có thể trang bị và giao tiếp với khách hàng thông qua smartphone. Phương thức thanh toán này đang góp phần thay đổi cách thức mua sắm tại máy bán hàng tự động. Thay vì phải trả tiền giấy cho các lon nước ngọt, bánh snack như hiện nay, khách hàng có thể dùng smartphone để thanh toán qua mã QR. Việc trả tiền bằng smartphone + mã QR đã được áp dụng đối với một số máy bán hàng tự động ở các cửa hàng, trung tâm thương mại, trường đại học tại TPHCM.

Theo nhận định từ các đơn vị cung cấp giải pháp thanh toán (ví điện tử, ngân hàng), giải pháp thanh toán di động thế hệ mới an toàn hơn so với các hình thức thanh toán qua thẻ ngân hàng. Nó giúp hạn chế rủi ro lộ thông tin thẻ khi thực hiện các dịch vụ thanh toán (thông tin thẻ đã được cài đặt trong ứng dụng thanh toán).

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Nhà hàng, quán ăn tự tin sẽ ‘hốt bạc’ dịp 30-4...

0
(SGTT) - Kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5 năm nay kéo dài 5 ngày là cơ hội “hốt bạc” cho các chuỗi kinh doanh...

Đầu tư để xử lý nước ở ĐBSCL cần gấp hơn

0
(SGTT) - Mỗi khi mùa hạn mặn bắt đầu xuất hiện, đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) bước vào quá trình chuyển đổi quản...

Show giải trí truyền hình tăng nhiệt nhờ nền tảng số

0
(SGTT) - Nhờ hoạt động truyền thông, quảng bá trên các nền tảng số, giờ đây các chương trình truyền hình giải trí, gameshow...

TPHCM tăng chuyến xe, chuyến tàu phục vụ người dân dịp...

0
(SGTT) - Dự báo nhu cầu đi lại của người dân trong dịp lễ 30-4 và 1-5 tới đây sẽ tăng cao, Sở Giao...

Kiểm soát an ninh hàng không cấp độ 1 trong dịp...

0
(SGTT) - Trong kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5 tới đây, Cục Hàng không sẽ áp dụng biện pháp kiểm soát an ninh hàng...

Khởi công xây dựng nút giao Tân Vạn đường Vành đai...

0
(SGTT) -  Nút giao Tân Vạn kết nối tỉnh Bình Dương với TPHCM đã được khởi công xây dựng. Đây là một trong những...

Kết nối