Thứ Ba, Tháng Mười 8, 2024

Câu chuyện du lịch: Tôi đi coi hát bội

(SGTT) - Trước dịch, tôi có dịp đi coi hát bội. Thật vui khi tìm lại không khí của tuổi ấu thơ lúc náo nức theo cha đến rạp hát hay sân đình xem loại hình nghệ thuật đặc sắc này.

Thời xa xưa, dân gian còn lan truyền câu ca để nói về thời kỳ lừng lẫy của sân khấu hát bội:

“Hát bội làm tội người ta

Đàn ông bỏ vợ, đàn bà bỏ con…”

Chắc ông bà ngày xưa mê đào kép còn hơn các cuồng fan bây giờ nhỉ?

Đến thời mà tôi học lớp 5, lớp 6 được đi xem hát bội rồi cải lương, tuồng cổ, mọi người vẫn còn quan tâm các loại hình nghệ thuật này lắm. Có lẽ thời bấy giờ, ngoài việc cả nhà hay cả xóm quây quần bên cái ti vi nhỏ xíu xem như “nuốt” mọi thứ diễn ra trong cái máy kỳ diệu ấy, thì đi đến rạp xem các vở diễn là một thú vui xa xỉ và đáng tự hào!

Thế mà có đến vài chục năm gần đây, ít ai nghĩ đến việc thảnh thơi tối tối rủ nhau đi xem hát. Phim ảnh, video clip các show trên internet đầy ra, sợ không có giờ xem thôi. Mà rồi xã hội sống nhanh, sống gấp quá, lo tiến lên phía trước còn không kịp thời gian làm sao tìm về tích xưa, tuồng cũ mà chiêm nghiệm các triết lý có vẻ lạc hậu nữa... Cứ thế, nghệ thuật truyền thống trong đó có hát bội dần bị mai một... Buồn hén?

Chụp ảnh lưu niệm với các nghệ nhân.

Nói xíu cho mọi người hiểu sơ về hát bội. Cái tên hát bội xuất phát từ việc người xưa thấy các diễn viên phải bội (đắp, gắn thêm) lên người cờ phướn, mủ mão cầu kỳ. Nhưng trong cung đình thời phong kiến xưa kiêng kỵ từ bội vì nó có trong từ bội ơn, bội nghĩa nên đổi “bội” thành “bộ”. Từ đó, nghệ thuật hát bội còn có tên là hát bộ, ý muốn nói là các diễn viên hát phải kèm các cử chỉ, điệu bộ để lột tả vai diễn.

Điều đặc biệt nhất và gần như là điểm để nhận biết và phân biệt hát bội với các nghệ thuật khác đó là việc diễn viên mặc trang phục, trang sức và trang điểm vô cùng cầu kỳ, khác lạ và đặc trưng.

Cách trang điểm, tô vẽ trên gương mặt, từ hình dáng đến màu sắc, cả trang phục, điệu bộ, cử chỉ đều được quy định rõ ràng. Người xem chỉ cần nhìn vào nhân vật là có thể biết được diễn viên diễn vai gì.

Học cách phi ngựa.

Đặc điểm tiếp theo là mọi hành động, lời ca trong hát bội đều được diễn xuất rất bi hùng, oai phong lẫm liệt dù là bất cứ vai nào, mang tính ước lệ cao.

Và giờ hát bội muốn bảo tồn và thử sức trong việc đổi mới thử nghiệm để đến gần với khán giả. Tôi đi xem hát bội và cảm xúc dâng trào, phần vì kỷ niệm ùa về, phần khán với đa số là trẻ tuổi.

Đi xem hát bội, thấy người ta vẽ lên khuôn mặt cái mặt nạ để diễn mà sướng. Trên sân khấu hát bội, xấu tốt rõ ràng, ít nhất là qua qui ước của hoá trang; cảm xúc cũng qua điệu bộ mà tuôn chảy, thăng hoa...

Tin tôi đi, đi coi hát bội thư giãn lắm dù nó có vẻ xưa xưa nhưng ít ra ta cũng tự an ủi khi đích thân được nhập vai vị tướng nào đó, được học cách phi ngựa, múa kiếm ước lệ… có dịp tìm hiểu về nhân tướng học qua cách hoá trang nhân vật và nhiều hơn thế nữa.

Phan Yến Ly

Video của Nguyễn Nam: Một buổi xem hát bội tại Vĩnh Long

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

26.000 vé tàu tết được bán ra sau 2 giờ mở...

0
(SGTT) - Sáng 6-10, Công ty cổ phần Vận tải đường sắt Sài Gòn mở bán vé tàu Tết Ất Tỵ 2025 cho khách...

Thị trường tín chỉ carbon hiện ra sao ở các nước...

0
(SGTT) - Thị trường tín chỉ carbon ở ASEAN đang trong giai đoạn hình thành và phát triển, tuy nhiên tốc độ và quy...

Đổi vị bữa sáng với cơm chiên heo bít tết ở...

0
(SGTT) - Tạm bỏ qua món cơm tấm thân quen, bữa sáng của mọi người thử chọn cơm chiên heo bít tết mang hương...

Sẻ chia giọt hồng cùng Saigon Times Group

0
(SGTT)  - Với chủ đề “Saigon Times – Nối vòng tay lớn – Giọt hồng sẻ chia”, năm nay Tạp chí Kinh tế Sài...

Sum vầy bữa cơm gia đình tại Nhà Tú đạt Michelin...

0
(SGTT) - Theo đuổi phong cách ẩm thực vùng miền, cùng những món ăn gia đình Việt, Nhà Tú là điểm đến quen thuộc...

Thử vị bánh mì chả cá, miếng chả làm từ thịt...

0
(SGTT) - Bánh mì chả cá là món ăn sáng thân quen của một số người dân Sài thành bởi hương vị thơm ngon,...

Kết nối