Thứ Năm, Tháng Tư 25, 2024

Cẩn thận với cây thuốc Nam dỏm

Thời gian qua, ở một số chợ tại Hà Nội xuất hiện những người mặc quần áo của dân tộc ít người và rao bán các loại thuốc Nam. Theo lời rao của họ, thuốc có thể trị được nhiều bệnh khó chữa như gai cột sống, nhức mỏi tay chân, biếng ăn, mất ngủ, đau thần kinh tọa… Để bán thuốc họ thường sử dụng một số “chim mồi” giả làm người đi chợ để mua hàng và khen loại thuốc này là rất tốt, có khả năng chữa được rất nhiều loại bệnh khiến nhiều người cả tin tìm mua.

Một người chị họ của tôi cũng đã mua vài thang thuốc Nam của những người này với giá khoảng 700.000 đồng. Chị đem thuốc về nhà sắc lên uống một thời gian nhưng bệnh nhức mỏi tay chân không khỏi.

Mới đây, có việc tạt qua chợ Yên, xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, Hà Nội, tôi cũng thấy có một vài hàng thuốc Nam và những người bán thuốc đều mặc quần áo dân tộc ít người. Họ giới thiệu là người từ các vùng cao xuống dưới xuôi bán thuốc chữa bệnh. Chẳng biết sự hiệu quả đến mức nào của các thứ thuốc Nam mà những người “dân tộc ít người” kia bán nhưng tôi thấy có nhiều người dân hỏi mua.

Tôi đem chuyện hỏi lương y Trần Văn Tuấn (72 tuổi), người làm nghề bốc thuốc gần 50 năm ở phố Lãn Ông, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội và ông cho hay, thuốc Nam, thuốc Bắc ngoài chợ có thể có những thứ tốt, chữa khỏi được bệnh nhưng không phải người bán thuốc nào cũng có cái tâm. Nhiều người vì ham lời đã trộn những thứ lá cây vớ vẩn không có tác dụng chữa bệnh để bán cho người dân. Hiện hầu hết người dân không biết gì về cây thuốc, họ chỉ nghe sự truyền miệng của người này, người kia mà mua về uống. Điều này rất nguy hiểm bởi có thể bệnh không được chữa lành mà lại có thể bị ngộ độc.

Vì vậy, người dân hãy cẩn thận khi mua thuốc Nam không rõ nguồn gốc ngoài chợ kẻo “tiền mất mà tật mang”.

Nguyễn Thu Hoài (Hà Nội)

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Bản tin 360 độ sống khoẻ: Cảnh báo các hệ luỵ...

0
(SGTT) - Với suy nghĩ thuốc nam là lành tính nên không ít người bệnh chỉ vừa nghe lời mách bảo, truyền miệng đã...

Thực hư tác dụng bài thuốc “giảm khó thở hậu Covid-19”...

0
(SGTT) - Đa số mọi người đều tin rằng các bài thuốc đang lan truyền trên mạng xã hội gần đây có tác dụng...

Thực hư từ những hũ rượu ngâm cây đinh lăng

0
(SGTT) - Hơn chục năm về trước, cây đinh lăng ở nông thôn hay phố thị chủ yếu trồng làm cảnh, trồng làm hàng...

Ăn gì để bảo vệ tuyến tiền liệt?

0
DS. LÊ KIM PHUNG (*) Tình trạng phì đại và ung thư tuyến tiền liệt là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây trăn...

Dùng nhiều hoa bụp giấm có tốt cho sức khỏe?

0
DS. LÊ KIM PHỤNG (*) -  Cây bụp giấm (còn gọi là bụt giấm) hiện đang vào mùa thu hoạch nên được bán nhiều ở...

Phật thủ đâu chỉ để chưng trên bàn thờ

0
DS. MỸ NỮ - Quả phật thủ có hình dáng nắm tay của Phật, còn gọi phật thủ phiến, phật thủ cam, có tên khoa...

Kết nối