Thứ Bảy, Tháng Tư 20, 2024

Các hãng xe muốn giảm lệ phí trước bạ công bằng, cho cả xe nhập khẩu

Nếu cách đây khoảng 2 tháng, chỉ có vài hãng xe nhập khẩu lên tiếng về sự phân biệt trong chính sách giảm phí trước bạ ô tô thì lần này, hầu hết thành viên thuộc Hiệp hội các nhà nhập khẩu ô tô chính hãng Việt Nam (VIVA) đã cùng ký tên vào một công văn gửi đến Quốc hội và Thủ tướng Chính phủ.
Một công đoạn trong dây chuyền lắp ráp xe tại nhà máy của TC Motor ở Ninh Bình. TC Motor hiện lắp ráp, sản xuất xe Hyundai.

Công văn của VIVA (có 11 đại diện hãng xe nhập khẩu đồng thuận) vào chiều ngày 26-10 được gửi đến các ủy ban của Quốc hội (Ủy ban Tài chính và Ngân sách, Ủy ban Pháp luật), Thủ tướng Chính phủ và Bộ Tài chính. Thông qua văn bản này, VIVA mong muốn gửi ý kiến góp ý về quy định hỗ trợ giảm phí trước bạ đối với các dòng xe sản xuất, lắp ráp trong nước.

Phía VIVA nêu trong văn bản rằng tổ chức này được biết Chính phủ Việt Nam sẽ tiếp tục lên kế hoạch giảm 50% lệ phí trước bạ lần thứ hai đối với riêng ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước, nhằm hỗ trợ các công ty ô tô trong đại dịch Covid-19. “Việc giảm 50% thuế trước bạ đối với các xe lắp ráp trong nước đã cho thấy hiệu quả, nhưng cũng là sự phân biệt đối xử ưu tiên xét trên toàn quốc,” phía VIVA nêu trong đơn.

VIVA cho rằng, đại dịch Covid-19 ảnh hưởng chung đến tất cả các doanh nghiệp kinh doanh ô tô, cả lắp ráp lẫn nhập khẩu chứ không riêng hình thức nào. Vì thế, việc ưu đãi nên dành cho cả hai dạng là xe lắp ráp trong nước (CKD) và xe nhập khẩu nguyên chiếc (CBU).

Các nhà nhập khẩu xe chia sẻ, năm 2021, quy định giãn cách xã hội tại Việt Nam đang buộc tất cả các nhà nhập khẩu và nhà phân phối ô tô CBU phải tạm ngừng kinh doanh. Sự phân biệt đối xử ưu tiên chỉ riêng với CKD là thiếu công bằng đối với các nhà nhập khẩu cũng như nhà phân phối CBU. Đây cũng là những đơn vị đang phải gánh chịu nhiều tổn thất từ việc ngưng hoạt động của các văn phòng đăng ký và đăng kiểm xe, trong khi đó vẫn phải tiếp tục chi trả chi phí cho việc thuê cơ sở thương mại, thuế, lưu kho và nguồn nhân lực.

Trao đổi với KTSG Online qua điện thoại, lãnh đạo một đơn vị nhập khẩu xe thương hiệu Đức cho biết chỉ tính riêng nhân sự làm việc trực tiếp, 11 công ty nhập khẩu xe hiện có khoảng 3.000 người. Nếu tính số nhân sự làm việc ở các đại lý, các trung tâm dịch vụ thì con số này lớn hơn nhiều lần. “Người lao động, nhân viên của chúng tôi cũng khó khăn như nhiều người khác. Nếu các hãng xe lắp ráp trong nước được ưu đãi thì tại sao chúng tôi lại không?”, vị này nói.

Văn bản kiến nghị của VIVA được ký tên bởi 11 công ty nhập khẩu ô tô chính hãng tại Việt Nam với các thương hiệu gồm: Audi, Porsche, Aston Martin, Jeep, Volkswagen, Volvo, Jeep, Jaguar & Land Rover, Ferrari, Subaru, Maserati.

Trong các công ty kinh doanh, sản xuất xe tại Việt Nam hiện nay, một số đơn vị vừa kinh doanh xe nhập nguyên chiếc vừa lắp ráp, sản xuất trong nước nhưng tỷ lệ xe nguyên chiếc không nhiều. Đơn cử như Mercedes-Benz Việt Nam không có ý kiến bởi công ty này vừa bán xe CBU vừa bán xe CKD nhưng số lượng bán xe nhập khẩu nguyên chiếc không phải là quá cao.

Tương tự, Thaco (Trường Hải) cũng có những dòng xe nhập khẩu nguyên chiếc như BMW nhưng số xe tiêu thụ không nhiều như những thương hiệu xe mà họ đang lắp ráp, sản xuất trong nước như Mazda, Kia…

Trước đó, hồi trung tuần tháng 8 vừa qua, Audi Việt Nam đã gửi văn bản đến Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng các đơn vị liên quan sau khi Chính phủ đã chỉ đạo các bộ ngành nghiên cứu tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp ngành sản xuất, lắp ráp ô tô, trong đó có việc giảm 50% phí trước bạ.

Động thái này của Audi Việt Nam diễn ra trong bối cảnh trước đó nữa, vài công ty sản xuất, lắp ráp xe tại Việt Nam cũng như Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) có kiến nghị xin giảm 50% phí trước bạ.

Tuy nhiên nếu lần trước kiến nghị chỉ được gửi bởi Audi Việt Nam thì lần này, đồng loạt các công ty khác đều chung ý kiến, chung một văn bản.

Liên quan đến lệ phí trước bạ, hồi năm 2020, Chính phủ đã đồng ý giảm 50% mức lệ phí này và chỉ áp dụng cho xe CKD, từ cuối tháng 6-2020 và kéo dài đến hết tháng 12-2020 để kích cầu thị trường. Theo Bộ Tài chính, việc giảm 50% lệ phí trước bạ trong khoảng thời gian nêu trên đã làm giảm thu ngân sách Nhà nước khoảng 3.700 tỉ đồng trong năm 2020.

Đến tháng 5-2021, VAMA một lần nữa tiếp tục đề xuất tái áp dụng chính sách hỗ trợ tương tự Nghị định 70/2020/NĐ-CP (áp dụng năm 2020) nhưng không được Bộ Tài chính chấp thuận. Sau đó vào quý III, Thaco và TC Motor (các dòng xe Hyundai) đã một lần nữa gửi kiến nghị về quy định hỗ trợ 50% lệ phí trước bạ.

Trên cơ sở đó, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã yêu cầu Bộ Tài chính nghiên cứu, đánh giá tác động và báo cáo để xem xét triển khai thực hiện. Đến nay, việc có hay không giảm lệ phí trước bạ vẫn chưa được quyết định.

Theo bạn có nên giảm phí trước bạ đối với xe ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước:

Xem kết quả

Hoàng Bảo

Theo Kinh tế Sài Gòn Online

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Tháng 10: Ford Ranger đứng đầu 10 mẫu xe bán chạy...

0
Theo báo cáo bán hàng từ Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), doanh số bán hàng của toàn thị...

Lượng xe con bán ra tăng 42% trong 2 tháng

0
Trong 2 tháng đầu năm, các thành viên của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), tổ chức chi phối...

Western Ford: Hỗ trợ hết mình, nhiệt tình khách cũ

0
Không chỉ thường xuyên thăm hỏi khách cũ, Western Ford còn đa dạng hoá dịch vụ như thu cũ đổi mới, làm đẹp xe...

Honda và General Motors lập nền tảng chia sẻ công nghệ...

0
Honda Motor sẽ bán các loại xe hơi chạy điện trên thị trường Bắc Mỹ với trên 50% linh kiện tương ứng với linh...

Mua xe Vios trong tháng 9 nhận ngay ưu đãi lên...

0
Toyota Việt Nam và hệ thống đại lý triển khai chương trình “An tâm ở nhà, nhận quà ưu đãi” lên đến 26,5 triệu...

Xe cho thuê tự lái dịp Tết – giá tăng chóng...

0
(SGTTO) - Càng cận tết Nguyên đán năm nay, các cơ sở và dịch vụ cho thuê xe tự lái gần như trong tình...

Kết nối