Thứ Năm, Tháng Tư 25, 2024

Cá tràu om đọt cau món ngon bổ dưỡng

Cá tràu (còn có tên là cá lóc, cá chuối, cá quả) chữa được nhiều bệnh vì thịt ít mỡ, giàu chất khoáng và vitamin.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Theo Đông y, cá tràu có vị ngọt, tính bình, không độc, có tác dụng bổ khí huyết, gân xương, trừ đàm, bổ não, tăng trí nhớ, chữa các bệnh đau đầu, hay quên; chữa thận hư nhiễm mỡ, bổ nguyên khí, chữa phụ nữ ít sữa, bồi bổ cho người mới khỏi bệnh vì dễ hấp thu. Còn cây cau là loài cây rất gần gũi với người dân Việt Nam. Ngoài tác dụng cho bóng mát, ăn trầu, làm cây cảnh thì cau còn là một vị thuốc trong Đông y. Các bộ phận của cây cau đều được dùng để làm thuốc điều trị bệnh. Đặc biệt là bộ rễ cây cau, đọt cau (củ hủ) có thể dùng chế biến các món ăn ngon. Trong số những món ăn ngon chế biến từ củ hủ cau như làm gỏi hay xào với các loại thịt thì đặc biệt có món cá tràu om đọt cau.

Món này chế biến như sau: cá tràu làm sạch vảy, bỏ mang (nhưng nhớ giữ lại bộ lòng cá vì đây là phần đặc sắc nhất), ngâm sơ qua nước muối pha để loại bỏ nhớt tanh. Thân cá cắt xéo đều nhau nhưng giữ nguyên con rồi tẩm ướp gia vị gồm mắm, muối, tiêu bột, củ hành tím và nghệ tươi giã dập, ít đường, bột ngọt… trong khoảng một tiếng cho thấm. Sau đó, phi dầu phộng (dầu lạc) với tỏi cho thơm rồi rưới đều lên con cá đã ướp. Tiếp theo cho cá, cù hủ cau (chỉ dùng một đọt cho 2-4 người ăn), nấm mèo (đã ngâm và rửa sạch) và nước dùng vừa đủ vào om chín. Đừng quên đĩa rau sống gồm chuối cây xắt mỏng trộn với các loại rau thơm, rau má, ngò ta… Món này thường nhậu lai rai hoặc ăn với cơm, bún, cuống bánh tráng, mì Quảng… đều ngon.

Vị bùi, béo, ngọt của cá tràu kết hợp vị giòn, ngọt, thơm của đọt cau, nấm mèo và các gia vị hòa quyện tạo thành món ăn với hương vị rất riêng, ai đã một lần ăn thì nhớ mãi không quên. Đặc biệt, các nhà khoa học ghi nhận trong thân cây cau, tùy theo các bộ phận, ít hay nhiều đều có hoạt chất ancaloit, tác động lên hệ thần kinh làm giãn nở mạch máu vùng chậu, cải thiện vượt bậc độ cương cứng dương vật nên món này còn dùng để cải thiện tình trạng “trên bảo dưới không nghe”.

Muốn có củ hủ, trước hết người ta phải hạ cây cau rồi chặt lấy phần ngọn, lột hết bẹ ra, phần còn lại có màu trắng đục, mềm và giòn, đó chính là phần “củ hủ”. Củ hủ cau là một món ăn ngon, đậm đà hơn củ hủ dừa với nhiều chất xơ, tốt cho hệ tiêu hóa và các chất khoáng như: sắt, kẽm, magie… và không hề chứa cholesterol, chất béo bão hòa. Tuy nhiên, củ hủ cau sau khi xắt mỏng phải ngâm giấm pha với nước muối khoảng 30 phút để thịt nó không bị đen nâu lại và loại bỏ chất chát.

Tiên Sa

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Du khách đổ về bán đảo Sơn Trà ‘săn’ hoa tím...

0
(SGTT) - Những ngày cuối tháng 4, cây thàn mát mọc tự nhiên trên bán đảo Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng lại nở...

Nha khoa thực hiện 120.000 ca cấy ghép implant nay đã...

0
Là tập đoàn y tế với nhiều chi nhánh tại Hàn Quốc, nha khoa Plan vừa qua đã khai trương phòng khám tại TP....

Chiêm ngưỡng bảo vật hơn 300 tuổi ở làng nghề Thổ...

0
(SGTT) - Bức cửa võng đình làng nghề Thổ Hà, xã Vân Hà (thị xã Việt Yên, Bắc Giang) có tuổi đời hơn 300...

Check-in núi đá giữa ruộng lúa ở Đồng Nai

0
(SGTT) – Toạ lạc tại huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai, núi đá Chữ Thập là điểm check-in quen thuộc của nhiều người trong...

Góc văn hóa Chăm tại Hội An thu hút khách quốc...

0
(SGTT) – Sau khi khám phá Thánh địa Mỹ Sơn, nhiều du khách quốc tế đã ghé thăm một không gian văn hoá Chăm...

Hợp tác chiến lược ‘song kiếm hợp bích’: KDI Holdings và...

0
Ngày 22-4-2024, thành phố Nha Trang sôi động hơn bao giờ hết khi chứng kiến sự kiện ký kết hợp tác phân phối chiến...

Kết nối