Thứ Sáu, Tháng Tư 19, 2024

Cá trắm sông Son, sản vật miền di sản Bắc Trung bộ

(SGTT) – Được hợp thành từ hai dòng sông Chày và sông Troóc, sông Son (Quảng Bình) không chỉ sở hữu vẻ đẹp thơ mộng mà nơi đây còn có nhiều sản vật nổi tiếng, nổi bật trong đó là cá trắm.
Đầu bếp Phạm Tuấn Hải, người lan tỏa sản vật cá trắm sông Son đến mọi miền đất nước và quốc tế. Ảnh: Sam Nguyễn

Từ bao đời nay, người dân dọc hai bên bờ vẫn gắn bó dựa vào sông để mưu sinh bằng nhiều nghề khác nhau. Từ khi động Phong Nha được đưa vào khai thác du lịch, người dân nơi đây đã biết đóng thuyền để chở khách tham quan. Du lịch phát triển, kéo theo nhu cầu tiêu thụ các sản vật địa phương cũng tăng lên và nhiều loài hải sản không đủ để cung ứng.

Từ thực tế đó, nhiều hộ dân đã chuyển sang nuôi cá lồng, đặc biệt nhất là cá trắm. Cá trắm sông Son chủ yếu có hai loại là trắm đen và trắm cỏ, trong đó, trắm cỏ được nuôi nhiều bởi tập tính tạp ăn, dễ nuôi và hợp với nguồn nước nơi đây. Cá trắm sông Son được nuôi bằng thức ăn tự nhiên gồm thân cây chuối, cám gạo, củ sắn và rong rêu được vớt ở chính con sông này cho nên thời gian nuôi thường kéo dài hơn hai năm, nhưng bù lại thịt cá dai, cứng và rất thơm ngon.

Theo người dân cho biết chính việc nuôi bằng thức ăn tự nhiên nên cá Trắm sông Son không có nhiều mùi tanh như các loại cá nuôi bằng thức ăn công nghiệp. Những năm qua, hoạt động du lịch ở khu vực Di sản thiên nhiên thế giới Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng phát triển mạnh mẽ, là điều kiện thuận lợi để người dân nơi đây mở rộng nghề nuôi cá lồng trên sông Son, vừa góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, vừa tạo nên món ăn đặc sản trên quê hương di sản.

Vua đầu bếp Phạm Tuấn Hải, thành viên của hội đầu bếp thế giới, từng làm giám khảo cho nhiều cuộc thi, đại sứ thương hiệu để quáng bá ẩm thực cho nhiều nơi. Từ hơn năm năm nay, sau khi chuyển đến sinh sống, làm việc tại Quảng Bình, anh đã đặc biệt chú ý đến sản vật này của dòng sông Son.

Những nguyên liệu, gia vị chọn nấu cùng cá trắm cũng lắm công phu. Ảnh: Sam Nguyễn

Nhằm góp phần quảng bá, nâng tầm thương hiệu cho cá trắm sông Son, vừa qua đầu bếp Phạm Tuấn Hải đã phối hợp với câu lạc bộ du lịch Quảng Bình thực hiện chiến dịch truyền thông quảng bá cho món ăn được xem là biểu tượng ẩm thực của vùng di sản Phong Nha.

Khi nghe hỏi về cách chế biến các món ăn từ cá trắm sông Son, như gợi đúng mạch nguồn, gương mặt đầy cảm xúc, anh bắt đầu chia sẻ, cá trắm sông Son có thể chế biến thành nhiều món như kho, hấp, rang muối, um măng, nướng lá chuối, sốt chanh dây…

Cá nướng lá chuối. Ảnh: Sam Nguyễn
Cá sốt chanh dây. Ảnh: Sam Nguyễn

Để chế biến các món ăn từ cá trắm sông Son, đích thân anh Hải ra tận các lồng bè của người dân để chọn những con cá vừa ý, thường là những con được nuôi trên một năm, cân nặng từ 5 – 7kg.

Vua đầu bếp chia sẻ thêm, gia vị để tẩm ướp và ăn kèm với món cá trắm sông Son cũng cầu kỳ không kém. Ví dụ, món cá trắm kho thì gia vị đi kèm gồm sung nếp, sả, ớt, bắp chuối rừng Phong Nha, củ Sa Nhân.

Anh Hải cho biết thêm, thông thường người ta hay dùng củ riềng để kho với cá, nhưng riềng có mùi hơi hắc và nhiều xơ. Còn Sa Nhân thì mùi thơm dịu đồng thời làm cho thịt cá ngọt hơn. Cá sau khi được xếp vào nồi sẽ kho dưới lửa nhỏ để gia vị thấm vào thịt và có thể dùng kèm cơm trắng.

Đối với cá trắm hấp tiêu chanh, đích thân đầu bếp Hải lặn lội lên tận vùng núi thiêng Thần Đinh ở huyện Quảng Ninh, Quảng Bình để tìm cây tiêu chanh hạt. Cây có vị cay cay, chua chua, khi hấp chung, thịt cá thấm và quyện hương vị của các loại hương liệu làm cho món ăn thơm mà không có mùi tanh. Cứ như vậy, vua đầu bếp say sưa kể, nhìn biểu cảm cũng đủ thấy được tâm huyết của anh đối với những món ăn này nhiều đến thế nào.

Cá sốt tiêu chanh. Ảnh: Sam Nguyễn
Cá trắm kho. Ảnh: Sam Nguyễn

Xuôi theo dòng sông Son về tới Trung tâm thị trấn Phong Nha là hàng trăm con thuyền của người dân đang neo đậu sau hành trình chở khách tham quan. Biết tác giả đang đi tìm tư liệu để viết bài về cá trắm song Son, mấy o lái thuyền cuời hồn hậu nói “Chỉ mong thời tiết thuận lợi, dịch bệnh được đẩy lùi, khách đến Phong Nha tham quan nhiều, tiêu thụ nhiều sản vật của địa phương, người dân có thu nhập ổn định là vui rồi chú ơi”.

Những con gió nhẹ lất phất trong ráng chiều dần buông, dòng sông Son vẫn một màu xanh biếc, nhẹ nhàng uốn lượn qua các làng quê yên bình, ôm ấp và che chở cho bao thế hệ cư dân ven sông, hun đúc nên những làng quê trù phú.

Hoàng Bùi

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Trưa nay ăn gì: Thanh ngọt tô bún nấm cá thác...

0
(SGTT) – Bún cá thác lác là món bún dễ ăn với nước lèo thanh ngọt, từng viên chả cá giòn sần sật. Nay...

Trưa nay ăn gì: Hủ tiếu xào măng thịt heo cho...

0
(SGTT) – Từng sợi hủ tiếu mềm mại được áo đều lớp sốt xào, gắp thêm ít thịt heo và măng cắt lát là...

Mâm tiệc cuối tuần có điểm nhấn ở khai vị ba...

0
(SGTT) – Cũng là mâm tiệc 5-6 món ăn nhưng hôm nay phần khai vị chiếm đến 3 món. Qua đó, mang đến cho...

Trưa nay ăn gì: Bữa trưa no bụng mà ngon với...

0
(SGTT) – Trong nhiều phiên bản bún riêu, bún riêu giò heo được thực khách nhớ đến bởi vị béo của phần mỡ hòa...

Hà Nội là điểm đến ẩm thực tốt nhất thế giới...

0
Vượt qua nhiều quốc gia có nền văn hóa ẩm thực đặc sắc, TP Hà Nội (Việt Nam) vừa được bình chọn là điểm...

Nồi lẩu cuối tuần thanh ngọt cùng thịt tôm và trái...

0
(SGTT) – Bầu là loại rau củ thường được người nội trợ chế biến bằng hình thức món canh hay xào. Hôm nay, bầu...

Kết nối