Thứ Hai, Tháng Tư 29, 2024

Bảo tồn động vật hoang dã, nền tảng cho du lịch bền vững

SGTT) – “Không tiêu thụ, mua bán, biếu tặng các loài động vật hoang dã trái pháp luật, đặc biệt là thịt thú rừng và chim hoang dã” là lời cam kết của gần 40 doanh nghiệp gồm các công ty lữ hành, khách sạn trong tọa đàm “Du lịch có trách nhiệm gắn với bảo tồn thiên nhiên và động vật hoang dã” tại Vườn Quốc gia Cát Tiên vào chiều ngày 27-9.
Toàn cảnh tọa đàm Du lịch có trách nhiệm gắn với bảo tồn thiên nhiên và động vật hoang dã tại hội trường Vườn Quốc Gia Cát Tiên. Ảnh: Đạt Thành

Tọa đàm “Du lịch có trách nhiệm gắn với bảo tồn thiên nhiên và động vật hoang dã do Vườn Quốc gia Cát Tiên – thành viên mạng lưới Sáng kiến Điểm đến An toàn phối hợp với Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) tổ chức. Hoạt động lần này nằm trong Hợp phần Bảo tồn đa dạng sinh học, Dự án Quản lý rừng bền vững và Bảo tồn đa dạng sinh học (VFBC) do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ.

Hiện nay có khoảng 30% khách đi du lịch có hành vi tiêu thụ động vật hoang dã. Do vậy để thay đổi hành vi tiêu thụ này, các công ty du lịch, lữ hành, vận tải đóng vai trò quan trọng để ngăn chặn hành vi này, bà Nguyễn Thúy Hằng, đại diện WWF nhấn mạnh.

Bà Nguyễn Thúy Hằng, Trưởng Tiểu hợp phần 9, Hợp phần bảo tồn Đa dạng sinh học dự án VFBC thuộc WWF đang báo cáo tại tọa đàm. Ảnh: Ngọc An

Du lịch có trách nhiệm gắn với bảo tồn thiên nhiên và động vật hoang dã là nền tảng để phát triển du lịch bền vững. Do đó ngoài doanh nghiệp, các công ty du lịch, lữ hành mà từ chính khách du lịch và cộng đồng dân cư phải thay đổi nhận thức về tập tục sinh hoạt, thay đổi nhu cầu của khách du lịch về săn lùng các loại động vật hoang dã làm nhu cầu thực phẩm, làm vật trang trí, lưu niệm. Từ đó giúp nâng cao nhận thức bảo tồn động vật hoang dã, giảm cầu tiêu thụ thịt động vật hoang dã trái phép.

Việt Nam được xếp thứ 16 trong 25 quốc gia có mức độ đa dạng sinh học hàng đầu thế giới. Cả nước hiện có 34 vườn quốc gia, 66 khu dự trữ thiên nhiên, 18 khu bảo tồn loài và sinh cảnh, 56 khu bảo vệ cảnh quan và 9 đất ngập nước được công nhận là khu Ramsar thế giới.

Cá sấu nước ngọt đang được bảo tồn tại Vườn Quốc gia Cát Tiên. Ảnh: Vườn Quốc gia Cát Tiên

Ông Hoàng Hoa Quân, Phó trưởng phòng Quản lý lữ hành, Cục Du lịch Quốc gia chia sẻ, để du lịch có trách nhiệm gắn với bảo tồn động vật hoang dã và thiên nhiên, các hoạt động du lịch phải vừa góp phần phát triển kinh tế, vừa tạo sinh kế và thu nhập cho cộng đồng. Ngoài ra các hoạt động du lịch phải góp phần bảo vệ các giá trị di sản, bảo tồn các hệ sinh thái, giảm xả thải trực tiếp ra môi trường tự nhiên.

Nằm trong hệ thống khu bảo tồn có hệ sinh thái phong phú và tính đa dạng sinh học. Vườn Quốc gia Cát Tiên là điểm đến hút khách du lịch, trong 7 tháng đầu năm 2023, Cát Tiên đón gần 55.000 lượt khách. Do đó bên cạnh hoạt động bảo tồn và cứu hộ động vật hoang dã, nơi đây còn trở thành khu giáo dục môi trường để mỗi du khách đến đây được tìm hiểu thiên nhiên và từ đó thay đổi cách ứng xử với môi trường.

Theo ông Nguyễn Đình Quốc Việt, Phó Giám đốc Trung tâm Du lịch, Vườn Quốc gia Cát Tiên, việc cân bằng phát triển du lịch và bảo tồn đa dạng sinh học luôn được Vườn Quốc gia Cát Tiên chú trọng. “Hoạt động du lịch ở đây được đảm bảo bằng các quy chế quản lý du khách bao gồm các quy định về xử lý rác thải, quản lý tiếng ồn tại các khu vực và điểm đến không làm ảnh hưởng động vật hoang dã và môi trường, quản lý số lượng khách tham quan với nhiều trạm kiểm lâm và cán bộ tuần tra bảo vệ”, ông Việt trình bày.

Đại diện các công ty du lịch ký cam kết chung tay bảo tồn động vật hoang dã tại buổi tòa đàm chiều 27-9. Ảnh: Đỗ Ân

Tại buổi tọa đàm, gần 40 doanh nghiệp, công ty du lịch trên địa bàn tỉnh Đồng Nai và vùng lân cận đã ký cam kết chung tay bảo tồn động vật hoang dã với các hành động không tiêu thụ, mua bán, biếu tặng các sản phẩm động vật hoang dã, không tham gia cung cấp, tàng trữ, nuôi nhốt, vận chuyển động vật hoang dã. Ngoài ra các doanh nghiệp giữ vai trò truyền tải thông điệp bảo tồn động vật hoang dã đến du khách và nhân viên của mình.

Ông Phạm Xuân Thịnh, Giám đốc Vườn Quốc gia Cát Tiên (bên phải) nhận biểu trưng Sáng kiến Điểm đến An toàn. Ảnh: Đỗ Ân

Cũng trong tọa đàm ông Võ Hồng Văn, Ủy viên Ban biên tập, Thư ký tòa soạn Tạp chí Kinh tế Sài Gòn đã trao biểu trưng Sáng kiến Điểm đến An toàn cho Vườn Quốc gia Cát Tiên. Đây là hoạt động nhằm đánh dấu và ghi nhận những hoạt động tích cực của Vườn Quốc gia Cát Tiên đang làm vì mục tiêu hướng đến du lịch xanh, an toàn và bền vững.

Video: Chương trình Sáng kiến Điểm đến An toàn đồng hành cùng Vườn Quốc gia Cát Tiên phát triển ngành du lịch xanh, an toàn và bền vững.

Ngọc An

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Chung tay ngăn chặn mua bán chim hoang dã

0
(SGTT) - Ngày 19-4, Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên ra mắt tài liệu “Các loài chim hoang dã nghiêm cấm hoặc hạn chế...

5 lý do thúc đẩy khách Việt chọn du lịch bền...

0
Các ưu đãi tài chính và trải nghiệm khi du lịch bền vững là hai yếu tố hàng đầu thúc đẩy khách Việt chọn...

Cò về rồi sẽ lại ra đi?

0
(SGTT) - Đã lâu lắm, tính ra cũng gần mười năm tôi mới được thấy cò về làng ở quê nhà Hà Tĩnh nhiều...

Bức tranh du lịch ‘đất chín rồng’ dần hoàn thiện

0
(SGTT) - “Thời gian tới du khách tìm về vùng đất Cửu Long sẽ đông hơn trước” là chia sẻ từ đại diện một...

Học sinh lên tiếng vì động vật hoang dã

0
(SGTT) - Thuyết trình, viết, vẽ và diễn kịch với nội dung hướng đến bảo vệ các loại động vật hoang dã nguy cấp...

Rùa xanh nặng 80kg mắc cạn ở Côn Đảo được cứu...

0
(SGTT) - Sáng ngày 27-12, tại khu vực bãi Lò Vôi, Hạt Kiểm lâm Vườn Quốc gia Côn Đảo (thành viên chương trình Sáng...

Kết nối