Thứ Bảy, Tháng Mười 12, 2024

Bão Krathon đi vào Biển Đông, trở thành bão số 5

(SGTT) - Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, sáng sớm 1-10, bão Krathon đã đi vào vùng biển phía đông bắc của khu vực bắc Biển Đông và trở thành bão số 5 trong năm 2024.
Do ảnh hưởng của bão, vùng biển phía đông bắc khu vực bắc Biển Đông có gió mạnh cấp 10-13, vùng gần tâm bão cấp 14-16, giật trên cấp 17, sóng biển cao 7-9 m. Ảnh minh họa: TTXVN

Hồi 7:00 giờ hôm nay, vị trí tâm bão nằm trên vùng biển phía đông bắc của khu vực bắc Biển Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 16, tương đương 184-201 km/h, giật trên cấp 17. Bão di chuyển theo hướng tây Tây Bắc, tốc độ khoảng 5 km/h.

Theo dự báo, bão không có khả năng ảnh hưởng đến vùng ven biển và đất liền của Việt Nam.

Đến 7:00 giờ ngày mai (2-10), bão di chuyển theo hướng bắc Tây Bắc với tốc độ khoảng 5 km/h. Vị trí tâm bão nằm trên vùng biển phía đông bắc khu vực bắc Biển Đông. Sức gió mạnh nhất cấp 16, giật trên cấp 17. Khu vực bị ảnh hưởng là phía đông bắc khu vực bắc Biển Đông. Mức độ rủi ro thiên tai là cấp 3.

Đến 7:00 giờ ngày 3-10, bão di chuyển theo hướng đông bắc với tốc độ khoảng 10 km/h và cường độ suy yếu dần trên đảo Đài Loan (Trung Quốc). Sức gió mạnh nhất cấp 13, giật cấp 16. Ngày 4-10, bão di chuyển theo hướng đông bắc với tốc độ khoảng 10 km/h và cường độ suy yếu thêm trên vùng biển phía đông bắc đảo Đài Loan (Trung Quốc). Sức gió mạnh nhất cấp 10, giật cấp 12.

Từ 72 đến 120 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng bắc Đông Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10 km, cường độ tiếp tục suy yếu thêm.

Do ảnh hưởng của bão, vùng biển phía đông bắc khu vực bắc Biển Đông có gió mạnh cấp 10-13, vùng gần tâm bão cấp 14-16, giật trên cấp 17, sóng biển cao 7-9 m. Tàu thuyền hoạt động trong các vùng nguy hiểm nói trên đều có khả năng chịu tác động của dông, lốc, gió mạnh, sóng lớn.

Ngày 30-9 vừa qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có Công điện số 7341 đề nghị các địa phương ven biển từ Quảng Ninh đến Bình Định chủ động ứng phó với diễn biến, ảnh hưởng của bão, TTXVN đưa tin.Một số biện pháp ứng phó như quản lý các phương tiện ra khơi; tổ chức kiểm đếm, thông báo cho chủ các tàu, thuyền đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển của bão để phòng tránh; sẵn sàng lực lượng, phương tiện để cứu hộ, cứu nạn; thường xuyên báo cáo về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông qua Cục Quản lý đê điều và phòng, chống thiên tai)…

Trúc Đào

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Tiếp tục xảy ra sạt lở, chia cắt giao thông tại...

0
(SGTT) - Nhiều địa phương ở phía Bắc như Lào Cai, Hà Giang, Yên Bái tiếp tục xảy ra tình trạng sạt lở đất...

Để giảm thiểu nguy cơ sạt lở vùng đồi núi Việt...

0
(SGTT) - Sạt lở được xem là một trong những nguy cơ gây nhiều thương vong cho con người, phá hoại tài sản, công...

Cần xây dựng chính sách thuế khuyến khích việc cứu trợ

0
(SGTT) - Sau bão, sự hỗ trợ từ các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân cho vùng chịu thiệt hại đã rất sốt sắng....

Cảnh báo xuất hiện lũ trên các sông từ Thanh Hóa...

0
(SGTT) - Cục Quản lý đê điều và phòng, chống thiên tai cảnh báo, từ nay đến 21-9, trên các sông từ Thanh Hóa...

Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão, đổ bộ vào...

0
(SGTT) - Sáng nay, ngày 19-9, áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông đã mạnh lên thành bão. Đây là cơn bão số 4...

Xót xa hình ảnh ruộng bậc thang Mường Hum, thảo nguyên...

0
(SGTT) - Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3, ruộng bậc thang ở Mường Hum (tỉnh Lào Cai) và thảo nguyên Suôi...

Kết nối