Thứ Tư, Tháng Tư 24, 2024

Ai dễ bị nhiễm sán?

(SGTTO) – Nguồn thực phẩm bấn, đến từ nhiều nguồn và “lọt lưới” vệ sinh an toàn thực phẩm trong khi cư dân thành thị như TPHCM vẫn giữ lối ăn thịt tái, dùng thực phẩm hoang dã, chuộng ăn rau sống. Không ngẫu nhiên nguy cơ nhiễm sán, ký sinh trùng trong cộng đồng dân cư TPHCM đang được báo động. 

Theo các bác sĩ chuyên khoa Vi sinh – ký sinh và các bác sĩ khoa Nhiễm – thần kinh, hiện nay những người mắc bệnh sán thường do ăn tái, sống và không rửa tay trước khi ăn. Do đó, việc sử dụng nguồn thực phẩm sạch, an toàn và giữ vệ sinh môi trường tốt là điều kiện quan trọng để không bị nhiễm sán.

Nói “KHÔNG” với thịt tái, nguồn thực phẩm hoang dã

Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Đinh Huy Mẫn

Một trong những điểm đáng chú ý trong các bản báo cáo về tình trạng nhiễm sán hiện nay là tỷ lệ ca nhiễm sán dải bò nhiều hơn so với ca nhiễm sán heo.

Thạc sĩ, bác sĩ Đinh Nguyễn Huy Mẫn, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM, cho biết trong số những bệnh nhân đến khám ở Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM trong thời gian gần đây, số người mắc bệnh sán dải bò nhiều hơn sán dải heo. Trung bình mỗi ngày, bệnh viện phát hiện thêm vài ca mắc bệnh sán dải bò nhờ các xét nghiệm phân, trong nhiều trường hợp là các đốt sán tự lộ diện trên quần áo của bệnh nhân khi họ đến khám. Theo bác sĩ Huy Mẫn, việc số người mắc sán dải bò nhiều hơn nhiễm sán dải heo có thể do có thói quen ăn thịt bò tái, như món phở bò tái, thịt bò nướng tái bán ở các quán ăn. Ngoài ra, những món như nem chua, tiết canh, nội tạng cũng là những món dễ nhiễm sán heo.

Theo Tiến sĩ, bác sĩ Trần Phủ Mạnh Siêu, Phó giám đốc Bệnh viện Nguyễn Trãi (TPHCM), thực phẩm bày bán ở các chợ tại TPHCM thường được mang từ các địa phương khác nhau, khó tránh khỏi chúng mang các mầm bệnh ký sinh trùng. Cá lóc, lươn, ếch được đánh bắt từ môi trường hoang dã có chứa ấu trùng giun đầu gai Gnathostoma spinigerum. Nếu nấu thức ăn không kỹ, người ăn sẽ bị nhiễm ký sinh trùng này vào cơ thể. Ấu trùng của giun Gnathostoma spinigerum vào cơ thể sẽ đi chu du ra ngoài mô dưới da, gây áp xe di chuyển hoặc chúng di chuyển lên não gây tình trạng xuất huyết não. Đây là bệnh được phát hiện khá nhiều ở TPHCM trong thời gian gần đây nhưng cộng đồng vẫn còn thờ ơ.

Rau sống… phải bảo đảm sạch mới ăn 

Sống ở thành phố văn minh hiện đại, nguy cơ nhiễm ký sinh trùng vẫn cao nếu như không biết cách phòng, chống bệnh và không đi khám sức khỏe định kỳ, theo bác sĩ Mạnh Siêu. Người ăn rau sống không rửa kỹ hoặc ăn ốc bươu, ốc sên tái, sống sẽ bị nhiễm giun Angiostrongylus cantonensis, gây bệnh viêm màng não tăng lượng bạch cầu toan tính, nếu không điều trị kịp thời sẽ gây tử vong cao. Bệnh này vẫn xuất hiện đều đặn hằng năm tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới TPHCM, tuy nhiên vẫn chưa được quan tâm trong cộng đồng.

Ngoài ra, với những loại rau ăn sống, như các loại rau xà lách, rau cải mầm, rau thơm các loại dùng ăn ghém ở các món bánh xèo, mì quảng, cuốn bánh tráng, bún… thường nhiễm các loại giun, sán nếu người trồng rau sử dụng nguồn nước bẩn để tưới, dùng các loại phân có thể có chứa ấu trùng sán để bón rau.

Các loại xà lách thủy canh có giá khá đắt nhưng được cho là an toàn. Dùa vậy, vẫn phải rửa sạch, ngâm nước muối hoặc thuốc tím trước khi dùng.

Ngày nay, người ta đã có các loại rau dạng này trồng thủy canh hoặc được trồng ở các dự án rau sạch tuân theo các tiêu chuẩn rau sạch VietGAP. Các loại rau này thường đắt tiền hơn, an toàn hơn so với các loại rau tương ứng bán ở chợ, nhưng vẫn phải rửa sạch bằng nước sạch, ngâm muối, thuốc tím trước khi dùng. Rau sống chứa nhiều vitamin cần thiết cho cơ thể, nhưng một số loại rau luộc cũng cung cấp nguồn vitamin tương ứng. Dùng rau sống trong trường hợp gia đình rất thích nhưng phải bảo đảm về nguồn rau và vệ sinh ăn uống để tránh bị nhiễm sán.

Theo bác sĩ Huy Mẫn, nếu người bệnh mắc bệnh do sán trưởng thành sẽ điều trị đơn giản bằng thuốc có liều duy nhất, nhưng phải điều trị đúng thuốc. Những thuốc xổ giun thông thường không thể tiêu diệt được sán trưởng thành. Còn đối với trường hợp nhiễm bệnh ấu trùng thì việc điều trị khó khăn hơn, có thể kéo dài vài tuần lễ và có thể lặp lại trong nhiều đợt. Để phòng ngừa bệnh sán trưởng thành, không nên ăn thực phẩm tái sống. Khi thấy có miếng thịt nghi ngờ mắc bệnh chúng ta nên tiêu hủy. Khi mắc bệnh sán trưởng thành nên điều trị sớm và triệt để nhằm ngừa biến chứng nhiễm trùng. Còn đối với bệnh ấu trùng do nuốt phải trứng sán qua đồ ăn, nước uống thì cách phòng ngừa là ăn chín, uống sôi.

Khi nào cần đi xét nghiệm?

Theo bác sĩ Huy Mẫn, để chẩn đoán được một trường hợp bệnh ký sinh trùng, bác sĩ cần thu thập nhiều thông tin từ việc hỏi bệnh, tìm hiểu về dịch tễ, tiền sử bệnh, đến việc thăm khám kỹ lưỡng để phát hiện các triệu chứng gợi ý, nếu hướng tới một bệnh nào đó bác sĩ sẽ cho chỉ định xét nghiệm hoặc làm thêm các kỹ thuật chẩn đoán khác phù hợp. Khi nào nghĩ đến nguyên nhân do ký sinh trùng mới chỉ định xét nghiệm ký sinh trùng để củng cố sự chẩn đoán.

Nhân viên của Bệnh viện Bệnh viện Nhiệt đới TPHCM làm xét nghiệm ký sinh trùng.

Sán lợn có thể gây bệnh ở người dưới hai dạng khác nhau: một là bệnh sán lợn trưởng thành – có con sán xơ mít trong đường tiêu hóa; hai là bệnh ấu trùng sán lợn có nang sán nằm trong các mô cơ quan.

Xét nghiệm chẩn đoán bệnh sán lợn trưởng thành là xét nghiệm phân tìm trứng sán hay đốt sán trong phân. Nếu xét nghiệm phân dương tính chứng tỏ có sự tồn tại sán trưởng thành trong đường tiêu hóa.

Xét nghiệm chẩn đoán bệnh ấu trùng sán lợn là xét nghiệm máu để tìm kháng thể. Xét nghiệm máu dương tính có nghĩa người bệnh đã có kháng thể đối với sán lợn, có thể suy luận rằng trong quá khứ người bệnh đã từng tiếp xúc với mầm bệnh. Không dùng xét nghiệm máu để tầm soát bệnh vì kết quả dương tính không đủ bằng chứng kết luận là người bệnh đang bị bệnh. Thường xét nghiệm máu này để góp phần để định hướng chẩn đoán nguyên nhân khi người bệnh có những biểu hiện đang nghi ngờ mắc bệnh ấu trùng sán lợn.

Nếu đang lo lắng bị bệnh sán lợn do ăn phải nguồn thịt heo không an toàn, việc thực hiện xét nghiệm máu để tìm kháng thể là không hợp lý và không cần thiết.

Anh Minh

1 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

TPHCM: Bên trong bệnh viện dã chiến Covid-19 cuối cùng sắp...

0
(SGTT) - Ngày 27-10, Sở Y tế TPHCM đã có đề xuất với UBND TPHCM giải thể Bệnh viện dã chiến số 13 (huyện...

Ba năm sau dịch Covid-19: Sự hồi sinh kỳ diệu từ...

0
Cách đây ba năm trước vào ngày 11-3-2020, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã chính thức tuyên bố Covid-19 là đại dịch...

TPHCM đề xuất nuôi cấy SARS-CoV-2: Phòng xét nghiệm như thế...

0
Vừa qua, Sở Y tế TPHCM đã có kiến nghị được thực hiện nuôi cấy virus SARS-CoV-2 trong phòng thí nghiệm. Trước vấn đề...

TPHCM: Nhiều người đi tiêm phòng dại trong kỳ nghỉ Tết...

0
(SGTT) - Trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão vừa qua, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM đã có 496 người đến tiêm...

Nhiều bệnh viện ở TPHCM xuống cấp trầm trọng

0
Ghi nhận tại Bệnh viện Tâm thần TPHCM, dù nằm tại trung tâm thành phố nhưng cơ sở chính của bệnh viện này lại...

Bản tin 360 độ sống khoẻ: Số ca tử vong tăng...

0
(SGTT) - Để hạn chế thấp nhất số trường hợp tử vong do sốt xuất huyết, cũng như vận dụng bài học kinh nghiệm...

Kết nối