Thứ Bảy, Tháng Năm 18, 2024

Cuối tuần, vừa đi chợ vừa chơi

NHUNG NHUNG-

Cứ khoảng một tháng một lần, Bảo Khánh lại rủ bạn bè đến khu chợ trời có tên Saigon Flea Market tại quận 7 (TPHCM) để lùng mua quần áo thời trang. Cô sinh viên trường Đại học Tôn Đức Thắng này nói: “Flea Market này tập trung nhiều mặt hàng theo phong cách mà tôi thích và mức giá cũng tương đương với các cửa hiệu nơi khác”.

Chỗ của những người trẻ

Tại TPHCM, các “flea market” – chợ trời hay chợ phiên – đang là điểm mua sắm thu hút đối tượng khách hàng là học sinh, sinh viên, và cả dân văn phòng. Đúng như tên gọi “chợ trời” mà khu Saigon Flea Market là một đơn cử, bán đủ loại hàng hóa khác nhau, khác ngành hàng. Khi Bảo Khánh đến đây, cô cùng bạn bè có thể lựa chọn loại sản phẩm theo ý mình từ hàng chục gian hàng quần áo, phụ kiện thời trang. Ngoài ra, có thể tìm thấy các thứ khác, từ đồ gốm sứ đến chăn-ga-gối-đệm, và cả những món đồ mang phong cách cổ điển…

Khách hàng của flea market thường là những người trẻ, đa số là sinh viên, học sinh, dân văn phòng...
Khách hàng của flea market thường là những người trẻ, đa số là sinh viên, học sinh, dân văn phòng…

Sự hấp dẫn của “chợ trời” như Saigon Flea Market có thể còn nằm ở những nét riêng của nó. Natalic và Isabella, hai cô gái Việt kiều Đức đi chợ này, nhận xét: “Bọn tôi thích đồ ở đây vì giá cả hợp túi tiền, còn người bán hàng thì nhiệt tình. Ngay bên dưới chợ là các cửa hàng ăn uống nên cũng rất tiện”.

Hiện nay, ở TPHCM đã có hàng chục các khu mua sắm hoạt động theo loại hình này. Có thể kể đến những cái chợ mà nhiều khách hàng trẻ đã “quen mặt” như 2Day Sale, Saigon Flea Market, 1Spot, Saigon Holiday Market… Tùy vào quy mô mà mỗi chợ thu hút từ 1.000 đến 5.000 khách hàng mỗi khi đến ngày mở phiên chợ.

Được tổ chức từ sáng đến tối vào các ngày thứ Bảy và Chủ nhật, các flea market ở Việt Nam là phiên bản cải biên của mô hình ở phương Tây. Thay vì bán những món đồ cũ như “phiên bản gốc”, tại đây thường tập trung 50-100 gian hàng nhỏ, bày bán các sản phẩm mới, đồ làm bằng tay (hand-made), thậm chí làm tại chỗ nếu có khách đặt hàng. Địa điểm tổ chức các flea market thường theo tiêu chí dễ tìm, không gian trong nhà hoặc các lều dựng ngoài trời thoáng đãng. Thậm chí, có flea market như 1Spot còn thuê luôn khu sảnh có lắp điều hòa của khách sạn Victory trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa (TPHCM).

“Thay vì phải đi từng shop một, mỗi lần đi ra đi vô đều phải gửi xe, cởi bỏ khẩu trang, áo khoác, thì các bạn trẻ bây giờ có thể mua sắm gần như mọi thứ ở nhiều cửa hàng khác nhau tại một phiên chợ như thế này”, chị Nhật Khánh, người đứng ra tổ chức 1Spot, nói về sự tiện lợi của flea market.

Chị Khánh cho biết thêm các gian hàng trong khu chợ mà chị tổ chức đa số là những shop nhỏ hoặc shop online trong thành phố, cuối tuần mở gian hàng tại đây. Để được bán ở chợ này, các chủ shop phải đăng ký chính xác các món đồ mình sẽ bán, gửi kèm theo ảnh để ban tổ chức có thể kiểm hàng. “Những thành viên của ban tổ chức đều là những “tín đồ mua sắm”, có kinh nghiệm mua hàng lâu năm nên họ có thể giúp mình kiểm tra về chất lượng các sản phẩm, cũng như giá cả có hợp lý hay không”, chị Khánh nói. “Còn về giá, mình không kiểm soát, nhưng khuyến khích các shop để mức dao động từ vài chục ngàn đồng cho đến vài trăm ngàn đồng để khách hàng dễ tiếp cận”.

Gặp ngoài chợ, gặp trên mạng

Do hầu hết khách hàng thuộc giới trẻ nên những nhà tổ chức flea market tận dụng triệt để mạng xã hội Facebook để quảng cáo. Fanpage của các chợ thường xuyên cập nhật hình ảnh các món hàng “độc-lạ” được bày bán ở chợ, cũng như các hoạt động khuyến mãi, giải trí bên lề. Việc quảng bá này cũng được thực hiện khá công phu, từ thiết kế poster bắt mắt, cho đến quay và dựng các video về hoạt động tại phiên chợ. Với cách làm này, một số flea market có fanpage đạt trên 100.000 lượt thích trên Facebook.

Không chỉ vậy, Facebook còn được các nhà tổ chức phiên chợ sử dụng như một kênh tương tác với khách hàng. Chị Nhật Khánh cho biết là luôn yêu cầu đội ngũ marketing của mình phải trả lời mọi phản hồi của khách hàng trên fanpage. Nếu có ai phàn nàn về sản phẩm mua ở chợ là lập tức liên hệ với gian hàng bán món đồ đó để giúp khách trả lại hàng, hoặc tặng phiếu mua hàng có giá trị tương đương món đồ đó. “Tôi nghĩ thành công của việc tổ chức phụ thuộc khá nhiều vào mức độ tương tác trên Facebook của mình”, chị Khánh nói

Một số khách hàng trẻ mà người viết có dịp tiếp xúc cho rằng đến những chợ trời này có được cái vui là vừa “đi chợ” mà cũng như vừa đi chơi, thư giãn cuối tuần. Khoe về cuốn sổ tay độc đáo mới mua được trong chợ Saigon Flea Market ở quận 7, hai cô Việt kiều Đức là Natalic và Isabella nói họ sẽ quay lại đây trong chuyến thăm quê hương lần tới của mình.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Ngôi chùa có tượng Quán Thế Âm làm bằng hoa bất...

0
(SGTT) - Chùa Linh Phước, còn được biết đến với tên chùa Ve Chai, là một trong những điểm du lịch tâm linh nổi...

Ghé quán xôi duy nhất được Michelin đề xuất

0
(SGTT) - Từ ý tưởng của một nhóm bạn trẻ, thương hiệu Xôi Bát ra đời và mang đến cho thực khách TPHCM trải...

Lẩu ba ba dinh dưỡng, lạ miệng cho trưa cuối tuần

0
(SGTT) – Thịt ba ba có vị ngọt, hương thơm đặc trưng và nhiều dinh dưỡng. Theo đó, món lẩu ba ba hứa hẹn...

Chill House – quán cà phê có ‘biển xanh, cát trắng’...

0
(SGTT) - Nằm trong khuôn viên Saigon Beach Club (quận 3, TPHCM), quán cà phê Chill House thu hút thực khách tìm đến bởi...

Chính sách quản lý và điều tiết thị trường vàng Việt...

0
(SGTT) - Những vấn đề liên quan đến vàng thường xuyên trở nên nổi cộm ở Việt Nam từ năm 1955 đến nay. Tiếp...

Có dễ để ‘hạ nhiệt’ giá vé máy bay?

0
(SGTT) - Dù giá vé máy bay tăng cao trong thời gian vừa qua, nhưng các doanh nghiệp hàng không vẫn còn gặp rất...

Kết nối