Thứ Bảy, Tháng Năm 4, 2024

Cẩn thận với bệnh mùa mưa

BÌNH AN –

Vào mùa mưa, trẻ em và người lớn rất dễ mắc các bệnh liên quan đến thời tiết như dị ứng da, viêm mũi dị ứng, nổi mề đay, ho do lạnh và sốt siêu vi, trẻ mắc bệnh hăm… Mặc dù đây là bệnh thường gặp theo mùa nhưng nhiều người chưa biết cách phòng tránh và điều trị trong tình hình ô nhiễm môi trường sống gia tăng.

Đừng xem thường dị ứng

Ths.BS. Trần Thị Thanh Mai – Bệnh viện Da liễu TPHCM, cho biết bệnh viêm mũi dị ứng ngày càng tăng ở những quốc gia đang phát triển bởi ô nhiễm môi trường tăng, đặc biệt ở vùng nhiệt đới nóng ẩm như Việt Nam. Đây là thời điểm của mùa mưa nóng ẩm, thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây ra các bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ em, viêm xoang ở người lớn, cũng như các bệnh về viêm da dị ứng, mề đay.

igranje-na-kisi-300x224

Theo tổ chức chuyên nghiên cứu về hen suyễn và viêm mũi dị ứng toàn cầu (ISAAC), 41,5% học sinh ở TPHCM và 34,9% học sinh ở Hà Nội bị viêm mũi dị ứng. Tỷ lệ mắc bệnh cao nhất trong khoảng 12-15 tuổi. Viêm mũi dị ứng rất phổ biến, gây ra các triệu chứng như viêm kết mạc dị ứng, ngứa và chảy nước mũi, nghẹt mũi, sung huyết mũi, nhức đầu, giảm khứu giác, khó thở… khiến giấc ngủ người bệnh bất thường, sinh hoạt hàng ngày khó khăn, hạn chế khả năng học tập, làm việc.

Bên cạnh bệnh viêm mũi dị ứng thì bệnh mày đay cũng thường gặp với hai triệu chứng chính là ngứa và nổi mẩn đỏ trên da, nguyên nhân gây ra có thể là những chất bình thường và vô hại ở xung quanh chúng ta như thức ăn (tôm, cua, trứng, thịt gà…), bụi nhà, thời tiết, thuốc… hoặc không tìm ra nguyên nhân.

Tuy nhiên, theo bác sĩ Mai, mặc dù viêm nhiễm dị ứng có thể gây phiền phức cho chúng ta, đôi khi chúng ta phải sống chung với bệnh, nhưng nếu bệnh nhân mắc bệnh mà không đi bác sĩ điều trị sẽ gây tụt huyết áp, có trường hợp bệnh nhân bị nặng, sốc phản vệ đã tử vong.

Bác sĩ Mai khuyến cáo, khi mắc bệnh, người bệnh không nên chủ quan, cần phải đến bác sĩ để tìm ra nguyên nhân, cắt nguồn gây ra dị ứng.

Những cơn ho nguy hiểm

Mùa mưa, trẻ em hay người lớn cũng đều dễ nhiễm bệnh viêm đường hô hấp, ảnh hưởng đến chất lượng sống và dễ lây nhiễm cho những người xung quanh. ThS.BS. Lâm Quốc Dũng – khoa Hô hấp, Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, theo khảo sát của Công ty Nghiên cứu thị trường Nielsen vào cuối năm 2014 tại các thành phố lớn của Việt Nam, tỷ lệ người mắc bệnh ho trong vòng ba tháng nghiên cứu là 66%, nhóm trẻ em 3-7 tuổi chiếm tỷ lệ cao hơn, đến 72%.

Bác sĩ Dũng khuyến cáo, khi trẻ nhỏ hay người lớn xuất hiện triệu chứng ho có đàm nhớt, người dân thường đi ra nhà thuốc tự mua thuốc uống trước, khi nào không đỡ bệnh mới đến gặp bác sĩ.

Về chuyên môn, khi khám bệnh các bác sĩ phải khám và phân biệt đàm đã nhiễm trùng hay chưa: đàm đục, trắng đục hay đã đổi màu. Nếu là cảm, xổ mũi không nhất thiết phải dùng đến kháng sinh. Còn nếu bệnh nhân xổ mũi, nước mũi đổi màu đục, đàm đục thì mới dùng đến kháng sinh điều trị.

Ho là một phản xạ có lợi cho cơ thể, để tống chất nhầy, chất lạ trong đường hô hấp, nếu điều trị cắt cơn ho sẽ trở nên có hại vì sẽ ứ đọng đàm nhớt trong phổi.

Theo quan điểm điều trị cho tình trạng ho đàm, việc dùng các thuốc trợ ho có nhiều lợi ích hơn việc dùng các thuốc trị ho. Thuốc trợ ho là thuốc tác động lên chất nhầy, được sử dụng nhằm mục đích làm long đàm nhờ tác dụng làm giảm độ dính và độ đàn hồi của chất đàm. Điều trị bằng thuốc trợ ho sẽ hỗ trợ động tác ho dễ dàng tống xuất các chất đàm ra khỏi đường hô hấp. Một khi ho tống xuất thành công các chất đàm ứ đọng, không còn yếu tố kích thích gây ho tại đường hô hấp, người bệnh sẽ hết ho.

Trẻ con quấy khóc do rôm sảy

PGS.TS.BS. Huỳnh Nguyễn Khánh Trang – Phó chủ nhiệm bộ môn Phụ sản, Đại học Y dược TPHCM cho biết, Việt Nam là nước có khí hậu nóng ẩm, da phải liên tục tăng tiết mồ hôi để làm mát cơ thể, các tuyến mồ hôi phải làm việc nhiều, nếu các tuyến mồ hôi bị bít lại sẽ gây ra những hiện tượng như rôm sảy, hăm. Đây là bệnh thường gặp nhất ở trẻ nhũ nhi dưới 1 tuổi, chiếm gần 50% trẻ mắc bệnh. Nếu không được chăm sóc tốt, trẻ sẽ không thoải mái; ăn, ngủ không yên, quấy khóc, dễ bị tổn thương nhiễm trùng da…

Việc tắm lá theo phương pháp y học cổ truyền như mướp đắng, trà xanh… là những cây cỏ tốt giúp sát khuẩn vết thương, da khô thoáng, nhưng pha chế như thế nào, liều lượng bao nhiêu sẽ phù hợp với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ… là điều không phải dễ dàng với bất kỳ bậc phụ huynh nào. Do đó, phụ huynh cũng nên sử dụng cẩn thận những loại dược phẩm, mỹ phẩm có liều lượng phù hợp với da của bé.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Bữa sáng Sài Gòn: Quán bún riêu 50 năm giữ vị...

0
(SGTT) - Từ gánh bún bán dạo ở khu vực chợ Bến Thành hơn 50 năm trước, bà Mai Thị Liên duy trì hương...

Những bệnh nghề nghiệp nào được đề xuất hưởng bảo hiểm...

0
(SGTT) - Bộ Y tế đang dự thảo thông tư quy định về bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội. Theo đó,...

Chỉ sử dụng tài khoản VNeID khi thực hiện dịch vụ...

0
(SGTT) - Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương khẩn trương hoàn tất công tác chuẩn bị để thống nhất sử dụng...

Giải golf Lương Văn Can vun đắp ước mơ cho người...

0
(SGTT) - Ngày 3-5, Giải Golf Lương Văn Can do Tạp chí Doanh Nhân Sài Gòn tổ chức tại sân golf Tân Sơn Nhất...

Bộ GTVT đề nghị kiểm tra giá vé máy bay tăng...

0
(SGTT) - Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đã có văn bản yêu cầu Cục hàng không Việt Nam, vụ Vận tải rà soát,...

Đề nghị mở rộng cao tốc TPHCM – Long Thành lên...

0
(SGTT) - Bộ Khoa học và Công nghệ, UBND TPHCM và UBND tỉnh Đồng Nai đề xuất cần tính đến phương án đầu tư...

Kết nối