Thứ Sáu, Tháng Năm 3, 2024

Đi xe đạp nhái, mất mạng như chơi

THÁI HÀ –

Giải đua xe đạp lớn nhất hành tinh hàng năm Tour de France đang diễn ra ở nước Pháp, đây là sự kiện để các hãng sản xuất xe đạp và phụ tùng quảng bá sản phẩm của họ. Ngoài việc trình làng những chiếc xe tối tân nhất, các nhà chế tạo cũng gửi đi một thông điệp về xe đạp nhái có thể gây ra hậu quả khôn lường.

Một chiếc xe đạp khung làm bằng sợi cacbon có thể đắt ngang chiếc xe hơi khiêm tốn. Như chiếc xe S-Works Tarmac mà hãng Specialized sản xuất dành cho tay đua người Tây Ban Nha Alberto Contador có khung và phuộc xe lên đến 4.000 đô la Mỹ, thêm vào các bộ phận khác là chiếc xe có giá tổng thành 10.000 đô la. Nhưng chắc chắn sau giải Tour de France vài tuần, phiên bản nhái của chiếc xe này có thể xuất hiện ở một cửa hàng nào đó tại Trung Quốc. Hãng Specialized đã có kinh nghiệm xương máu này vài lần trước đó sau khi Contador điều khiển chiếc xe của họ về nhất ở nước Pháp các năm 2007, 2009, 2010.

Tour de France là sự kiện để các hãng sản xuất xe đạp và phụ tùng quảng bá sản phẩm của họ và gửi đi một thông điệp về xe đạp nhái có thể gây ra hậu quả khôn lường.
Tour de France là sự kiện để các hãng sản xuất xe đạp và phụ tùng quảng bá sản phẩm của họ và gửi đi một thông điệp về xe đạp nhái có thể gây ra hậu quả khôn lường.

Thương mại điện tử, sự phổ biến của công nghệ sợi cacbon trong chế tạo làm vấn đề xe đạp nhái trầm trọng thêm. Những phiên bản xe của Contador được bán rộng rãi với nửa giá ở các trang web bán lẻ Trung Quốc như DHGate, AliExpress. Thậm chí là chỉ cần có 500 đô la cũng sở hữu được chiếc gần giống như thế. Làm nhái các thương hiệu xe uy tín đã xuất hiện từ lâu nhưng trong các thập kỷ trước, khi khung xe làm bằng thép hay nhôm thì làm nhái khó hơn, ngay cả những người không có con mắt chuyên môn cũng nhận thấy vì rõ ràng nó nặng hơn. Còn thời đại sử dụng công nghệ sợi cacbon này, làm nhái khó phát hiện hơn.

Đi tiên phong trong việc dùng công nghệ sợi cacbon để chế tạo các cấu kiện là ngành hàng không. Sợi cacbon được dệt thành các tấm như vải, người ta dùng các tấm này cùng với nhựa thông, eboxy… để tạo hình cấu kiện qua các công đoạn xử lý với hơi nóng và khí nén. Chính sự phức tạp trong xử lý này khiến giá thành xe làm từ sợi cacbon cao, một khung xe cao cấp còn nhẹ hơn 1 kg. Những xưởng làm nhái chỉ đơn giản là dùng chủng loại sợi cacbon rẻ và cắt bớt đi các công đoạn xử lý là cắt đi nhiều chi phí trong khi vẫn cho ra xe hình dáng giống như thật. Xe vẫn nhẹ như xe thật nhưng chịu lực kém.

“Với cacbon, có rất nhiều cách để tạo ra sản phẩm, người tiêu dùng khó có thể nhận được ra đâu là hàng thật, đâu là hàng nhái”, Chad Moore, Giám đốc thương hiệu của hãng sản xuất vành xe Mavic, cho biết.

Maria Adams, Giám đốc bảo vệ thương hiệu của hãng sản xuất phụ tùng xe đạp Mỹ SRAM, nói rằng lúc trước những kẻ làm hàng nhái không thể bắt chước được cách làm gợn sóng trên bề mặt bánh xe hiệu Zipp của hãng cô, “nhưng bây giờ, chúng tôi phải bất ngờ vì bọn họ làm quá giống”.

Chưa có thống kê về số chấn thương liên quan đến xe đạp nhái hàng hiệu. Nhưng đầu năm nay, tạp chí xe đạp ở Mỹ Velo đã làm một cuộc thử nghiệm để so sánh hai chiếc khung xe S-Works Tarmac thật và nhái. Họ kết luận, vẻ ngoài rất khó phân biệt nhưng sức chịu lực của chiếc nhái chỉ bằng 1/4 chiếc thật. Nguy hiểm còn đến từ mũ bảo hiểm nhái nữa, những chiếc hàng thật của hãng Specialized hay hãng Giro giá 200-300 đô la, trong khi mũ bán trên mạng chỉ có giá 50 đô la.

Danh tính của các nhà chế tạo nhái rất mù mờ. Vì các xưởng sản xuất xe thật của nhiều hãng đặt ở châu Á nên có thể nhân công trong các xưởng đánh cắp công nghệ ra. Cũng nhiều người nghi ngờ một số chủ gia công ở châu Á sản xuất hàng chợ đen song song với hàng chính thức. Còn nguồn sợi cacbon có thể đến từ những nhà chế tạo cũng sử dụng nguyên liệu này như các hãng xe hơi hoặc hãng sản xuất vợt tennis.

Để tránh vấn đề hàng nhái xuất phát từ nhà gia công, hãng Mavic đem hết dây chuyền sản xuất các sản phẩm từ sợi cacbon của họ về châu Âu, hãng SRAM cũng làm hàng cacbon của họ ở Mỹ.

Giám đốc thương hiệu Andrew Love của hãng Specialized kêu gọi các hãng cùng ngành phối hợp với các chính phủ làm một cuộc tổng tấn công vào hàng nhái.

Nhưng bà Maria Adams từ SRAM có ý khác khi nói rằng “Người tiêu dùng phải chấp nhận thực tế, một cặp bánh xe chúng tôi bán ra 2.000 đô la, bạn không thể mua một cặp có chất lượng và kiểu dáng tương tự với giá 400 đô la mà người làm hàng nhái rao bán đầy ngoài kia. Tôi ngạc nhiên nếu người tiêu dùng không biết đó là đồ giả”.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Bộ GTVT đề nghị kiểm tra giá vé máy bay tăng...

0
(SGTT) - Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đã có văn bản yêu cầu Cục hàng không Việt Nam, vụ Vận tải rà soát,...

Đề nghị mở rộng cao tốc TPHCM – Long Thành lên...

0
(SGTT) - Bộ Khoa học và Công nghệ, UBND TPHCM và UBND tỉnh Đồng Nai đề xuất cần tính đến phương án đầu tư...

Ngắm Bãi Cạn ở đảo Phú Quý từ trên cao

0
(SGTT) – Bên cạnh những điểm đến quen thuộc như đỉnh Cao Cát, vịnh Triều Dương, gành Hang… thì Bãi Cạn là điểm đến...

Mua bán 5 trứng rùa biển, phạt 24 tháng tù và...

0
(SGTT) - Tòa án Nhân dân huyện Côn Đảo vừa xét xử 2 đối tượng mua trứng rùa biển, một đối tượng cung cấp...

Sáng kiến Điểm đến An toàn cùng doanh nghiệp phát triển...

0
(SGTT) - Sáng kiến Điểm đến An toàn do Tạp chí Kinh tế Sài Gòn tổ chức và vận hành, chương trình đang cùng...

Các xu hướng thời trang lấy cảm hứng từ thể thao

0
(SGTT) - Trong những năm gần đây, các xu hướng thời trang lấy cảm hứng từ các môn thể thao đang ngày càng thịnh...

Kết nối