Thứ Sáu, Tháng Năm 17, 2024

Đưa mùi hương vào kỹ thuật số

THÁI HÀ –

Thời đại kỹ thuật số, bạn có thể nghe giọng nói, xem hình ảnh của người thân ở xa ngay tức khắc qua thiết bị di động. Thế còn mùi hương thì sao?

Các nhà phát triển kỹ thuật số đang chuẩn bị đưa ra thị trường các dạng thức cho phép mùi hương trở thành một phần của thông tin. Mùa thu này, Công ty Vapor Communications sẽ giới thiệu oPhone Duo, một thiết bị để bàn có thể phát ra mùi hương dựa trên việc tấm hình trên iPhone được liệt vào loại nào.

Một công ty khác là Scentee đã có sản phẩm phát mùi trên thị trường, cùng tên gọi là Scentee. Cắm thiết bị này vào cổng tai nghe (headphone) của điện thoại thông minh (smartphone), cài đặt ứng dụng của thiết bị vào smartphone, nó sẽ phát ra mùi hương mỗi khi có tin nhắn hay thư điện tử được chuyển tới điện thoại.

Chiếc oPhone giúp người dùng có thể ngửi mùi hương khi nhắn tin hay gọi điện.
Chiếc oPhone giúp người dùng có thể ngửi mùi hương khi nhắn tin hay gọi điện.

Các công ty giải trí từ lâu đã đưa mùi hương theo cách nào đó để trải nghiệm của khán giả thêm phong phú. Cách đây nửa thế kỷ, một vài rạp chiếu bóng ở Mỹ đã dùng hệ thống Smell-O-Vision và Aroma Rama đưa mùi hương vào khớp thời gian các cảnh phim, mùi được phát ra từ ghế ngồi hoặc hệ thống thông gió trong rạp. Nhưng mùi phát ra kiểu này thường kéo dài, rồi bị lẫn lộn với các mùi phát ra trước và sau đó, khán giả không mấy hào hứng lắm.

Vapor Communications nói họ khắc phục được tình trạng trên, bằng một hệ thống gồm những viên nhựa nhỏ mang các mùi, và từng viên nhựa chỉ hoạt động khi có khí thổi qua nó. Mùi không phân tán rộng, người dùng sẽ phải áp lại gần, giống như là ngửi hoa. Ý tưởng này nhằm tránh phàn nàn từ những người khác ngồi cùng phòng không thích hay dị ứng với loại mùi nào đó.

Những hạt nhựa nói trên gọi là oChip. Trong oPhone, mỗi con chíp trên chứa 1-4 mùi cơ bản. Các con chíp bán theo gói gồm tám con, với những mùi liên quan đến nhau. “O” trong đầu tên sản phẩm là lấy từ “olfactory”, có nghĩa là khứu giác. Mỗi chíp kéo dài được 1.000 lần dùng và có giá 2 đô la Mỹ. Công ty nói nếu đủ mùi cơ bản sẽ tạo ra được tổ hợp 300.000 mùi khác nhau.

Để nhận mùi từ oPhone Duo, thiết bị nhận mùi là cần thiết, nó làm bằng nhôm và nhựa, lớn cỡ hộp đựng giày, đặt các oChip vào là thiết bị sẵn sàng vận hành. Người gửi tin hình dùng ứng dụng oSnap trên iPhone để gắn (tag) mùi vào bức hình, hiện tại tối đa được gắn tám mùi mỗi hình. Khi tin hình đã được gửi đi, người nhận tin sẽ ngửi được mùi phát ra từ thiết bị phát mùi.

oPhone Duo đã ra mắt vào mùa thu năm ngoái trên trang web của Vapor Communications với giá 650 đô la Mỹ để bán cho những người nôn nóng trải nghiệm và cũng là hình thức ủng hộ cho dự án, các công ty khởi nghiệp thường vận hành theo cách thức như vậy. Ngày 16-11 tới, sản phẩm được sản xuất đại trà của công ty sẽ bán với giá 350 đô la qua trang web onotes.com.

Ngoài ra, Vapor Communications nói họ sẽ ra mắt Uno, kiểu mẫu đơn giản hơn và có thể cầm tay, vào năm 2016. Ứng dụng oSnap được tải miễn phí nhưng hiện tại mới chỉ cho iPhone. Phiên bản oSnap cho các loại smarphone sử dụng hệ điều hành Android sẽ ra mắt năm 2016.

Ngoài oPhone, Scentee đã xuất hiện trên thị trường từ hai năm nay, là sản phẩm đơn giản hơn nhiều, với giá chỉ 70 đô la. Nó gồm ba bình mùi lỏng, được thổi ra ngoài không khí bằng mô tơ nhỏ. Mỗi bình mùi có thể mua riêng lẻ với giá 7,5 đô la. Hiện Scentee có các mùi cà phê, dâu tây, oải hương, hoa hồng và hương thảo. Mỗi bình dùng được 200 lần xịt.

Với ứng dụng Scentee trên smartphone, người dùng tùy chỉnh khoảng thời gian phun mùi, tùy chỉnh mùi nào cho các tác vụ điện thoại của họ. Ví dụ, mùi cà phê cho tin nhắn tới, mùi hoa hồng cho e-mail tới, mùi oải hương khi ảnh hay trạng thái của mình trên Facebook nhận được “like”…

Ngoài bán hàng, cả Vapor Communications và Scentee đều mong tìm kiếm lợi nhuận từ quảng cáo.

David Haenel, người phân phối Scentee ở Mỹ cho biết một số nhà chế tác nước hoa bày tỏ sự quan tâm đến thiết bị cho việc quảng cáo sản phẩm của họ. Vapor bán con chíp phát mùi gắn trên khăn để quảng bá cho nhãn kem Magnum Ice Cream và Công ty Thời trang BCBG Max Azria. Cứ mỗi hóa đơn mua hàng BCBG từ 300 đô la Mỹ trở lên sẽ được tặng khăn gắn chíp phát các mùi kem Magnum.

Vapor cũng thí điểm trên các loại hình truyền thông khác. Cuốn sách oBook đầu tiên của họ Goldilocks and the Three Bears: The Smelly Version đang xuất hiện ở một viện bảo tàng tại New York, độc giả có thể đọc qua bản điện tử và chạm vào các vật trong cuốn sách để ngửi mùi. “Trong thế giới kỹ thuật số, mùi hương là thứ bị bỏ quên, chúng tôi nỗ lực để mang chúng vào”, Don Zereski, đồng sáng lập của Vapor nói.

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Gợi ý 6 điểm đến để trải nghiệm du lịch bền...

0
Hà Giang, Đà Nẵng, Hội An (Quảng Nam), Quy Nhơn (Bình Định), Sông Cầu (Phú Yên) và TPHCM là 6 điểm đến lý tưởng...

Trưa nay ăn gì: Mực hấp chanh – món ngon vị...

0
(SGTT) – Từng con mực được cắt khoanh khéo léo, đẹp mắt, thấm đẫm sốt chanh nấu vị Thái là gợi ý cho thực...

Hơn 100 đầu bếp quy tụ tại Ngày hội Ẩm thực...

0
(SGTT) - Ngày 15-5, tại thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng) đã diễn ra Hội thi ẩm thực “49 món rau trộn Đà Lạt”,...

Phố Huế mùa Phật đản

0
(SGTT) - Hằng năm, cứ đến mùa Phật đản, phố Huế lại khoác lên mình "chiếc áo mới" nhiều sắc màu với cờ, hoa,...

TPHCM: hạ tầng giao thông ‘chạy theo’ cao ốc, người dân...

0
(SGTT) - Tại nhiều khu vực ở TPHCM, hạ tầng đường sá vẫn nguyên trạng trong khi cao ốc được xây dựng với mật...

Cần thêm nhân sự đa năng giúp phát triển giao thông...

0
(SGTT) - Các chuyên gia cho rằng, trong tương lai gần, cần phải đào tạo ra các thế hệ kỹ sư giao thông “mới”...

Kết nối