Thứ Năm, Tháng Năm 9, 2024

Năm tới sẽ có “xe buýt đường sông”

ANH QUÂN –

Nếu thực hiện đúng những gì đã được phê duyệt thì bắt đầu từ năm tới, người dân thành phố sẽ có thêm sự lựa chọn để đi lại khi hai tuyến buýt đường sông thành hình và chính thức đi vào hoạt động.

Sau một thời gian dài tạm dừng, ngày 20-7, chính quyền TPHCM đã chính thức phê duyệt dự án đầu tư hai tuyến vận tải hành khách công cộng bằng đường thủy, gọi nôm na là buýt đường sông, trên địa bàn TPHCM. Theo kế hoạch, hai tuyến buýt đường sông này sẽ chính thức đi vào hoạt động từ năm 2016.

Theo quyết định phê duyệt do Phó chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Hữu Tín ký ngày 20-7, chính quyền thành phố đồng ý cho nhà đầu tư là Công ty TNHH Thường Nhật được đầu tư hai tuyến buýt đường sông theo hình thức đối tác công tư hợp đồng BOO (xây dựng-sở hữu-kinh doanh). Tuyến số 1 từ bến Bạch Đằng (quận 1) đi Linh Đông (quận Thủ Đức) và tuyến số 2 từ Bạch Đằng đi Lò Gốm (quận 6). Hai tuyến này sẽ đi qua các quận 1, 2, 4, 5, 6, 8, Bình Thạnh và Thủ Đức, trên các tuyến sông Sài Gòn, kênh Thanh Đa, rạch Bến Nghé và kênh Tàu Hũ.

bieu do duong song_02 bieu do duong song

Hướng tuyến số một có chiều dài 10,8 km, với lộ trình đi qua nhiều khu dân cư đông đúc và khu du lịch. Xuất phát từ bến Bạch Đằng, tàu đi theo sông Sài Gòn qua kênh Thanh Đa và ra lại sông Sài Gòn đến khu vực phường Linh Đông, Thủ Đức tại vị trí bến khách ngang sông Bình Quới và ngược lại. Các bến đón trả khách sẽ được bố trí tại khu vực bến Bạch Đằng (quận 1), khu vực Sài Gòn Pearl (quận Bình Thạnh), khu vực phường Bình An (quận 2), khu vực Thảo Điền (quận 2), khu vực Tầm Vu (quận Bình Thạnh), khu vực Thanh Đa (quận Bình Thạnh), khu vực Bình Triệu (quận Thủ Đức), khu vực Hiệp Bình Chánh (quận Thủ Đức) và khu vực Linh Đông (quận Thủ Đức).

Còn tuyến số hai có chiều dài 10,3 km, với lộ trình từ bến Bạch Đằng đi theo sông Sài Gòn qua rạch Bến Nghé, kênh Tàu Hũ đến khu vực bến Lò Gốm (quận 6) và ngược lại. Các bến đón trả hành khách gồm bến Bạch Đằng, khu vực Nguyễn Thái Bình, Calmette (quận 1), khu vực Khánh Hội (quận 4), khu vực cầu Chữ Y, chợ Hòa Bình, cầu Nguyễn Tri Phương (quận 5), khu vực Bình Đông, cầu Chà Và (quận 8), khu vực Bình Tây (quận 6), khu vực chùa Long Hoa (quận 8) và khu vực Lò Gốm (quận 6).

Mỗi khu bến đón, trả khách có diện tích khoảng 50 m2. Riêng bến Bạch Đằng, nhà đầu tư sẽ sử dụng bến do thành phố quy hoạch và xây dựng tại khu Bạch Đằng để làm bến đón trả khách.

Đối với tàu chở khách, giai đoạn từ nay đến năm 2020, công ty này sẽ đầu tư 10 tàu có sức chứa tối thiểu 60 chỗ ngồi. Ở giai đoạn tiếp theo, tùy thuộc vào lượng hành khách trên tuyến, nhà đầu tư sẽ tiếp tục đầu tư phương tiện có sức chứa lớn hơn phù hợp với nhu cầu thực tế.

Tổng số vốn để mở hai tuyến buýt đường sông là 128 tỉ đồng, trong đó năm 2015 sẽ đầu tư 44 tỉ đồng và năm 2016 đầu tư 84 tỉ đồng. “Phương án thanh toán hợp đồng BOO dự kiến chủ yếu từ hoạt động bán vé. Nhà đầu tư phải đảm bảo nguồn thu đủ bù đắp chi phí hoạt động ngân sách thành phố sẽ không cấp bù nếu doanh thu không hiệu quả”, quyết định của thành phố nêu rõ.

Dự án này sẽ được thực hiện trong năm 2015 và 2016. Nhà đầu tư cho biết sau khi được phê duyệt sẽ lập báo cáo khả thi sau đó tiến hành xây dựng bến đón trả khách. Dự kiến, trong năm 2016 sẽ bắt đầu đưa vào khai thác hai tuyến buýt đường sông này.

Trước đó năm năm, Công ty Thường Nhật đã lập dự án mở các tuyến buýt đường sông tại TPHCM. Tuy nhiên, đến năm 2012, do gặp nhiều khó khăn trong việc tìm bến đậu đón trả khách dọc hai bên bờ sông nên công ty đã tạm dừng dự án. Ở lần báo cáo này, do đã tìm được các khu đất để làm bến bãi đón, trả khách nên dự án được chính quyền thành phố phê duyệt trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhận được tờ trình.

Theo đánh giá của Công ty Thường Nhật, đây là hai tuyến đường thủy có khả năng thu hút hành khách từ các khu vực dân cư dọc tuyến, khả năng kết nối với hệ thống đường bộ, vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt. Dự án sau khi hoàn thành đưa vào sử dụng sẽ phục vụ nhu cầu đi lại của người dân thành phố được thuận lợi hơn, góp phần phát triển vận tải hành khách đường thủy trên địa bàn thành phố, hỗ trợ cho hệ thống giao thông đường bộ vốn đã quá tải. Đồng thời, tuyến buýt đường sông này sẽ giúp phát triển du lịch đường thủy của TPHCM.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

TPHCM là địa điểm du khách lưu trú trung bình nhiều...

0
(SGTT) – Cùng với Seoul (Hàn Quốc), Tokyo (Nhật Bản)… TPHCM là một trong những điểm đến thu hút du khách lưu lại lâu...

Đừng làm du lịch cộng đồng trá hình!

0
(SGTT) - Làm du lịch theo kiểu "giả trang" thì không bảo tồn được văn hóa, cũng không thu hút được khách du lịch...

Gánh nặng chi phí chuyển đổi xanh đặt lên vai người...

0
(SGTT) - Các chính phủ ở phương Tây đang vấp phải sự phản đối khi họ tìm cách chuyển chi phí chuyển đổi năng...

Số máy bay các hãng hàng không Việt Nam giảm hơn...

0
(SGTT) - So với năm 2023, hiện đội máy bay của các hãng hàng không nội địa còn 199 chiếc, trong đó máy bay...

Trưa nay ăn gì: Giòn sần sật món tai heo cuốn...

0
(SGTT) – Trong những phần thịt heo, tai heo được thực khách nhớ đến bởi độ giòn sần sật, vị thanh ngọt. Hôm nay,...

Tàu Sài Gòn – Phan Thiết chạy hàng ngày từ tháng...

0
(SGTT) - Đôi tàu SPT2/SPT1 Sài Gòn – Phan Thiết chạy hàng ngày từ tháng 5-2024, kèm theo còn có nhiều dịch vụ như...

Kết nối