Thứ Năm, Tháng Năm 9, 2024

Đề xuất đấu giá thí điểm tín chỉ carbon trên sàn giao dịch quốc tế

(SGTT) – WB sẽ hỗ trợ Việt Nam tiếp cận với các đối tác tiềm năng để thương mại kết quả giảm phát thải 4,9 triệu tấn CO2, trong đó có phương án thí điểm đấu giá tín chỉ carbon trên sàn giao dịch quốc tế.
Một góc rừng ngập mặn khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ, TPHCM. Ảnh minh họa: H.P

TTXVN đưa tin Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ và Phó thủ tướng về tình hình triển khai Thỏa thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính vùng Bắc Trung Bộ (ERPA) và đề xuất chuyển nhượng lượng giảm phát thải khí nhà kính còn dư thuộc giai đoạn 2018-2019.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, theo kết quả xác minh của Ngân hàng Thế giới (WB), kết quả giảm phát thải của Báo cáo kỳ 1 giai đoạn 2018-2019 đạt 16,21 triệu tấn CO2. Sau khi chuyển nhượng 10,3 triệu tấn CO2 theo ERPA đã ký, Việt Nam còn dư 5,91 triệu tấn CO2.

Theo cam kết tại ERPA với WB, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất tiếp tục chuyển nhượng cho WB một triệu tấn CO2. Ngày 6-10-2023, WB có Công thư gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị mua bổ sung từ lượng giảm phát thải còn dư của báo cáo kỳ 1 là một triệu tấn CO2 với mức giá 5 đô la Mỹ/tấn CO2. Thời gian hoàn thành thủ tục chuyển nhượng là trước ngày 31-3-2024.

Đối với lượng giảm phát thải thuộc giai đoạn 2018 -2019 còn dư 4,91 triệu tấn CO2, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho rằng, việc xây dựng kế hoạch sử dụng là cần thiết.

WB sẽ hỗ trợ Việt Nam tiếp cận với các đối tác tiềm năng để thương mại kết quả giảm phát thải còn lại (4,91 triệu tấn CO2), trong đó có phương án thí điểm đấu giá kết quả giảm phát thải.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Thủ tướng Chính phủ đề nghị WB hỗ trợ kết nối, giới thiệu các đối tác tiềm năng mua theo phương thức đã thực hiện tại ERPA hoặc thực hiện theo phương án đấu giá thí điểm trên sàn giao dịch quốc tế.

Tháng 12-2023, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ký văn bản chuyển giao 10,3 triệu tấn CO2 cho WB theo ERPA đã ký. Ngày 20-12-2023, WB có thư xác nhận chuyển giao lại khoảng 95% kết quả giảm phát thải đã chuyển nhượng cho Việt Nam để đóng góp vào cam kết quốc gia về giảm phát thải khí nhà kính theo cam kết đã ký. Ngày 21-3-2024, WB cho biết, Việt Nam đã nhận được khoản chi trả 51,5 triệu đô la cho các kết quả giảm phát thải đã được xác minh (tín chỉ carbon) do hạn chế được mất rừng và suy thoái rừng và tăng cường lưu trữ carbon thông qua trồng và tái tạo rừng.

Nguyên Tân

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Cơ chế mua bán điện trực tiếp – động lực mới...

0
(SGTT) - Con số 300 tỉ đô la Mỹ giá trị kinh tế xanh của Việt Nam vào năm 2050 có thể là tính...

Gánh nặng chi phí chuyển đổi xanh đặt lên vai người...

0
(SGTT) - Các chính phủ ở phương Tây đang vấp phải sự phản đối khi họ tìm cách chuyển chi phí chuyển đổi năng...

Startup đo lường khí thải tìm kiếm cơ hội kinh doanh...

0
(SGTT) - Trong những năm tới, các cơ quan quản lý chứng khoán ở châu Á sẽ triển khai quy định bắt buộc công...

Chứng nhận carbon thấp trong du lịch lần đầu tiên được...

0
(SGTT) – Nhà hàng The Field Hội An tại tỉnh Quảng Nam có thể được xem là doanh nghiệp kinh doanh trong ngành du...

EU thất thu lớn vì giá tín chỉ carbon giảm sâu

0
(SGTT) - Giá carbon ở Liên minh châu Âu (EU) giảm mạnh trong năm nay khiến doanh thu bán tín chỉ carbon của EU...

Cần có cơ chế, chính sách mua bán điện mặt trời...

0
(SGTT) - Thủ tướng Chính phủ yêu cầu trước 30-4, Bộ Công Thương hoàn thiện, trình cấp có thẩm quyền ban hành cơ chế,...

Kết nối