Thứ Ba, Tháng Năm 21, 2024

Ngọn núi thiêng ‘năm màu’, có lịch sử hơn 600 triệu năm ở Úc

(SGTT) – Uluru là tảng đá sa thạch ở công viên quốc gia Uluru-Kata Tjuta, miền Nam nước Úc. Uluru cao khoảng 348m so với địa hình xung quanh, được UNESCO công nhận là Di sản thế giới.


Uluru còn được biết đến với tên gọi là Ayers Rock, đây là một địa điểm thu hút khách du lịch hàng đầu ở “xứ sở chuột túi” nhờ khả năng tự đổi màu vào các thời điểm khác nhau trong ngày.

Núi Uluru là khối đá khổng lồ và bóng nhẵn, tạo thành một khối thống nhất. Ảnh: Chun Ms

Núi Uluru là khối đá khổng lồ và bóng nhẵn, tạo thành một khối thống nhất. Trên khắp núi không xuất hiện bất cứ cây cỏ nào. Ngọn núi Uluru được hình thành hơn 600 triệu năm trước. Xưa kia, khối đá này nằm ở dưới đáy biển.

Người ta gọi Uluru là “ngũ sắc độc thạch sơn”. Ảnh: Chun Ms

Người ta gọi Uluru là “ngũ sắc độc thạch sơn”, tức là ngọn “núi năm màu” độc đáo. Khi mưa to, núi lại có màu tro bạc pha lẫn đen. Lúc bình minh, toàn bộ khối đá màu đỏ nhạt, đến giữa trưa là màu đỏ cam phản chiếu ánh mặt trời, trong khi về chiều núi đá chuyển sang màu đỏ thẫm hoặc tím thẫm, và đêm xuống là màu vàng nâu.

Đặc tính của Urulu là khối đá ráp thạch anh với chất đá cứng, kết cấu chặt chẽ. Ảnh: Chun Ms

Nghiên cứu về sự biến đổi này, các nhà khoa học cho biết do đặc tính của Urulu là khối đá ráp thạch anh với chất đá cứng, kết cấu chặt chẽ, bề ngoài có oxit sắt, nên khi ánh mặt trời rọi chiếu ở nhiều góc độ khác nhau sẽ biến đổi màu liên tục.

Uluru được người Anangu – tộc người bản địa đang sinh sống trong khu vực xem là linh thiêng. Ảnh: Chun Ms

Uluru được người Anangu – tộc người bản địa đang sinh sống trong khu vực xem là linh thiêng và hết mực tôn kính. Sự tín ngưỡng và tôn thờ “tảng đá” như một vị thần thánh.

Hằng năm định kỳ, họ luôn đến đây để cúng tế, mong ước những điều tốt đẹp. Họ cho rằng, một số phần của tảng đá được cho là đại diện linh hồn của tổ tiên, và việc chạm vào đó sẽ cho phép người Anangu kết nối với tổ tiên và được ban phước lành.

Du khách Việt Nam chụp ảnh tại Uluru. Ảnh: Chun Ms

Một số người gọi Uluru là “tảng băng trôi trên đất liền” vì phần tham quan được chỉ có thể nhìn thấy trên mặt đất. Phần lớn tảng đá này được cho là chìm sâu vào lòng đất vài km.

Một số người gọi Uluru là “tảng băng trôi trên đất liền”. Ảnh: Chun Ms

Chính quyền địa phương đã cấm người dân và du khách leo ngọn núi này từ tháng 10-2017 vì muốn gìn giữ môi trường, bảo tồn văn hóa của thổ dân, đồng thời đảm bảo an toàn cho du khách. Tuy nhiên, du khách vẫn có thể đến tham quan các khu vực xung quanh.

Chun Ms 

Dựng phim: Ngọc Khuyến – Đăng Huy

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Bữa sáng Sài Gòn: Nhất vị món bún riêu anh Thái...

0
(SGTT) - Chọn phần nước dùng món bún riêu hầm từ giò heo và chả viên tôm, tiệm bún riêu anh Thái là điểm...

Ghé quán xôi duy nhất được Michelin đề xuất

0
(SGTT) - Từ ý tưởng của một nhóm bạn trẻ, thương hiệu Xôi Bát ra đời và mang đến cho thực khách TPHCM trải...

Chill House – quán cà phê có ‘biển xanh, cát trắng’...

0
(SGTT) - Nằm trong khuôn viên Saigon Beach Club (quận 3, TPHCM), quán cà phê Chill House thu hút thực khách tìm đến bởi...

Chính sách quản lý và điều tiết thị trường vàng Việt...

0
(SGTT) - Những vấn đề liên quan đến vàng thường xuyên trở nên nổi cộm ở Việt Nam từ năm 1955 đến nay. Tiếp...

Chính sách quản lý và điều tiết thị trường vàng tại...

0
(SGTT) - Theo thời gian, chính sách quản lý và điều tiết thị trường vàng ở Việt Nam có sự thay đổi tùy thuộc...

Bữa sáng Sài Gòn: Thử món Hoa chỉ từ 20.000 đồng...

0
(SGTT) - Chỉ từ 20.000 đồng, thực khách đã có phần ăn sáng mang phong vị ẩm thực Trung Hoa tại một quán nằm...

Kết nối