Thứ Sáu, Tháng Năm 17, 2024

Ghé thăm khu đền 285 tuổi, nằm bên dòng sông Lô ở Tuyên Quang

(SGTT) – Có dịp ghé thăm thành phố Tuyên Quang, du khách có thể dành thời gian giá thăm khu di tích đền Hạ với tuổi đời 285 năm, tọa lạc tại phường Tân Quang.
Khu di tích đền Hạ (hay còn gọi là Đền Tam cờ) thuộc  phường Tân Quang, thành phố Tuyên Quang. Ảnh: Nguyên Phong

Theo Cổng TTĐT Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang, đền Hạ (hay còn gọi là Đền Tam cờ) thuộc  phường Tân Quang, thành phố Tuyên Quang được xây dựng vào năm 1738 và được trùng tu lần thứ nhất vào năm 1878.

Đền được xây dựng vào năm 1738 và được trùng tu lần thứ nhất vào năm 1878.

Đền Hạ thuộc loại hình kiến trúc tín ngưỡng, nghệ thuật cổ. Đền có kiến trúc theo lối nội công ngoại quốc, hướng chính Đông – nhìn thẳng ra sông Lô. Nghệ thuật kiến trúc cổ nổi bật của đền là chạm khắc gỗ công phu; các cột, kèo, cửa xếp… đều được chạm trổ tinh xảo

Ảnh: Nguyên Phong

Khu di tích đền Hạ bao gồm đền Hạ – thờ Phương Dung công chúa; đền Thiềm Cung – thờ Quế Hoa công chúa và đền Kiếp Bạc – thờ Đức Thánh Trần Hưng Đạo.

Khu di tích đền Hạ bao gồm đền Hạ, đền Thiềm Cung và đền Kiếp Bạc. Ảnh: Nguyên Phong
Ảnh: Nguyên Phong

Khu di tích đền Hạ không chỉ có giá trị tâm linh đối với người dân trong vùng mà còn thu hút du khách ghé thăm, tìm hiểu văn hóa lịch sử. Mái ngói phủ rêu phong cùng những tán cây tỏa bóng mát tạo nên không khí thanh tịnh, cổ kính tại đây.

Mái ngói phủ rêu phong cùng những tán cây tỏa bóng mát tạo nên không khí thanh tịnh, cổ kính. Ảnh: Nguyên Phong
Bên trong đền Hạ. Ảnh: Nguyên Phong

Cứ vào khoảng thời gian từ ngày 11-2 đến 16-2 âm lịch hằng năm, lễ hội đền Hạ lại được tổ chức với nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc, tiêu biểu nhất là lễ rước Mẫu từ đền Ỷ La về đền Hạ và lễ rước Mẫu từ đền Thượng về đền Hạ, được người dân địa phương thực hiện với nghi thức tâm linh trang nghiêm, thành kính.

Ảnh: Nguyên Phong
Không gian xanh mát tại khu di tích đền Hạ. Ảnh: Nguyên Phong
Mặt đền hướng ra dòng sông Lô. Nguyên Phong

Các lễ hội được tổ chức tại đền đều mang tính cộng đồng cao, người dân đến đây để bày tỏ khát vọng của mình trong cuộc sống ngày thường. Họ cầu mong cho cuộc sống đủ đầy hơn, mưa thuận gió hòa để mùa màng được tốt tươi.

Đền Thiềm Cung. Ảnh: Nguyên Phong
Bên trong đền Thiềm Cung. Ảnh: Nguyên Phong

Với những giá trị văn hóa, tâm linh độc đáo, năm 2018, Lễ hội đền Hạ, đền Thượng, đền Ỷ La đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia. Lễ hội rước mẫu đền Hạ, đền Thượng, đền Ỷ La được diễn ra ở ba ngôi đền gồm đền Hạ, phường Tân Quang; đền Thượng, xã Tràng Đà và đền Ỷ La, phường Ỷ La.

Nguyên Phong

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Phố Huế mùa Phật đản

0
(SGTT) - Hằng năm, cứ đến mùa Phật đản, phố Huế lại khoác lên mình "chiếc áo mới" nhiều sắc màu với cờ, hoa,...

Khám phá kỳ quan thế giới cổ đại duy nhất còn...

0
(SGTT) – Kim tự tháp Giza, hay còn gọi là kim tự tháp Khufu, là nơi thu hút đông đảo du khách ghé thăm...

Ngôi đình cổ hơn 2000 năm tuổi bên bờ sông Hồng...

0
(SGTT) - Nằm bên bờ sông Hồng, đình Chèm đã trải qua hơn 2000 năm lịch sử và được công nhận là di tích...

Sắp diễn ra lễ hội ánh sáng tại Thái Bình Lâu...

0
(SGTT) - Chương trình lễ hội ánh sáng do Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam, Viện Pháp tại Việt Nam phối hợp cùng...

Thừa Thiên Huế có thêm di sản tư liệu thế giới

0
(SGTT) - Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế vừa được UNESCO vinh danh là di sản tư liệu...

Thăm bảo vật quốc gia ‘ông Đen, ông Đỏ’ ở Bình...

0
(SGTT) –  Hai tượng Hộ Pháp chùa Nhạn Sơn (thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định) mà dân gian quen gọi là tượng "ông...

Kết nối