Thứ Ba, Tháng Năm 28, 2024

Thêm 12 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Theo Báo Điện tử Chính phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa công bố các quyết định ghi danh 12 di sản vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Theo đó, 12 di sản trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vừa được công nhận nằm trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, Điện Biên, Bắc Kạn, Cao Bằng, Yên Bái và thành phố Hà Nội.

Lễ Nhảy lửa của người Pà Thẻn ở Tuyên Quang . Ảnh: TL

Tại Tuyên Quang có 4 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vừa được công nhận, bao gồm tập quán xã hội và tín ngưỡng Lễ Nhảy lửa của người Pà Thẻn, xã Hồng Quang, huyện Lâm Bình; Lễ hội truyền thống Lễ hội Đình Hồng Thái, xã Tân Trào, huyện Sơn Dương; Tri thức dân gian, Tập quán xã hội và tín ngưỡng Tri thức về cọn nước của người Tày, xã Trung Hà, xã Hà Lang, huyện Chiêm Hóa, xã Côn Lôn huyện Na Hang, xã Phúc Yên huyện Lâm Bình; Tri thức dân gian, Tập quán xã hội và tín ngưỡng Tri thức và tập quán trồng lúa nước của người Tày, xã Lăng Can, xã Hồng Quang, xã Khuôn Hà, xã Thượng Lâm, xã Phúc Yên, huyện Lâm Bình

Tại Điện Biên cũng có 4 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vừa được công nhận, gồm: Nghệ thuật trình diễn dân gian Nghệ thuật múa của người Lào, huyện Điện Biên, huyện Điện Biên Đông; Tập quán xã hội và tín ngưỡng Lễ cúng dòng họ của người Mông trắng, huyện Tuần Giáo, huyện Điện Biên, huyện Điện Biên Đông; Tri thức dân gian Nghệ thuật làm trang phục của người Hà Nhì, xã Sín Thầu, xã Leng Su Sìn, xã Sen Thượng, xã Chung Chải, huyện Mường Nhé và Nghề thủ công truyền thống Nghề rèn của người Mông.

Nghệ thuật Khèn của người Mông huyện Mù Cang Chải. Ảnh: Cổng TTĐT tỉnh Yên Bái

4 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia còn lại gồm Nghệ thuật trình diễn dân gian Hát ru của người Tày xã Giáo Hiệu, huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn; Nghề thủ công truyền thống Nghề dệt thổ cẩm của người Tày xã Ngọc Đào, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng;  Nghệ thuật trình diễn dân gian Nghệ thuật Khèn của người Mông, huyện Mù Cang Chải, huyện Trạm Tấu, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái và Lễ hội truyền thống Hội thề trung hiếu đền Đồng Cổ, Phường Bưởi, quận Tây Hồ, Thành phố Hà Nội.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị chủ tịch UBND các cấp nơi có di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào danh mục, trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình, thực hiện việc quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.

Đăng Huy

Theo Báo Điện tử Chính phủ

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Sông Cái, từ nguồn ra biển: Từ dãy Kon Clon đến...

0
(SGTT) - Nhóm tác giả chọn dãy núi Kon Clon làm điểm khởi đầu cho chuyến khám phá sông Cái, một trong ba con...

Đến thăm lăng Võ Tánh, di tích kiến trúc nghệ thuật...

0
(SGTT) - Lăng Võ Tánh tọa lạc tại quận Phú Nhuận, TPHCM, được vua Gia Long cho xây dựng từ năm 1802 nhằm tưởng...

Vẻ trầm mặc của lăng Nguyễn Hữu Hào – thân phụ...

0
(SGTT) – Nằm ẩn mình trên một ngọn đồi ở thành phố Đà Lạt, khu lăng mộ Nguyễn Hữu Hào mang vẻ trầm mặc,...

Lung linh hoa đăng trên kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè...

0
(SGTT) - Tối 19-5, hàng ngàn người dân, Phật tử đã đổ về chùa Pháp Hoa (quận 3, TPHCM) để tham gia nghi thức...

Thăm hang Pác Bó, ngắm suối Lê Nin

0
(SGTT) - Không chỉ là địa điểm để ngắm cảnh, thư giãn, mà hang Pác Bó, suối Lê Nin còn gợi nhắc cho du...

Đến thăm bảo tàng trưng bày đá quý giữa lòng TPHCM

0
(SGTT) - Bảo tàng Địa chất (quận 1, TPHCM) là nơi trưng bày nhiều loại đá quý, khoáng sản, hóa thạch ở Việt Nam...

Kết nối