Thứ Ba, Tháng Năm 7, 2024

Nobel Y khoa 2018 bước ngoặt lịch sử

Có những thành tựu khoa học đánh dấu sự kết thúc của một kỷ nguyên, mở ra viễn cảnh mới cho nhân loại. Công trình giúp cho hai nhà miễn dịch học James P. Allison và Tasuku Honjo nhận giải Nobel Sinh lý học/Y khoa năm 2018 là một trong số đó.

Thành tựu của hai nhà khoa học James P. Allison và Tasuku Honjo xứng đáng để đi vào lịch sử y học của loài người. Ảnh: Firstpost.

Những thành tựu lớn lao của nhân loại đôi khi rất dễ ghi nhớ và đầy choáng ngợp, như bước đi đầu tiên của phi hành gia Neil Armstrong (Mỹ) trên mặt trăng ngày 20/7/1969. Một số thành tựu khác đón nhận sự tôn vinh muộn hơn, có thể mất đến hàng thập kỷ để người ta nhận ra ý nghĩa của chúng, như việc chiếc điện thoại đầu tiên ra đời năm 1876.

Lịch sử y khoa ghi nhận vô số những thành tựu âm thầm mà vĩ đại như vậy. Tiêu biểu trong số đó là hàng trăm phát kiến điều trị ung thư kể từ khi căn bệnh này được các thầy thuốc Ai Cập cổ đại mô tả những năm 1600 trước Công nguyên. Ý tưởng sử dụng hệ thống miễn dịch của bệnh nhân để kìm chế các khối u vốn đã có từ hơn 100 năm trước. Kể từ đó đến nay, các nhà nghiên cứu đã nỗ lực để biến nó thành sự thực.

Đầu tháng 10/2018, hai nhà khoa học James P. Allison và Tasuku Honju đã vinh dự nhận giải Nobel Y khoa cao quý nhờ việc thành công kích hoạt khả năng chống chọi tế bào ung thư của hệ miễn dịch người. Liệu pháp miễn dịch này có thể đánh bại ngay cả những loại u ác tính nguy hiểm nhất từng được con người biết đến.

Vũ khí chống ung thư ‘tốt nhất’

Cho đến nay, y học dựa chủ yếu vào việc ức chế và loại bỏ các tế bào ung thư bằng tác nhân từ bên ngoài như phẫu thuật, xạ trị và hóa trị. Việc điều trị theo các phương pháp này đã là một thành công lớn của y học hiện đại. Tuy nhiên, hầu hết các nhà khoa học đều đồng ý rằng, sở dĩ các loại ung thư ác tính phát triển quá nhanh có một phần vì hệ miễn dịch của bệnh nhân phản ứng lại quá yếu ớt. Cộng đồng các nhà nghiên cứu cũng nhất trí rằng nếu có thể kích hoạt và thúc đẩy được hệ miễn dịch, việc ức chế và tiêu diệt tế bào ung thư sẽ không cần nhiều tác động bên ngoài, qua đó giảm thiểu các tác dụng phụ do hóa trị và xạ trị mang lại.

Allison và Honjo đã cách mạng hóa những hiểu biết về hệ miễn dịch bằng nghiên cứu những điểm kiểm soát trên tế bào bạch cầu, vốn có vai trò ngăn hệ thống miễn dịch hoạt động quá mức. Tế bào ung thư có thể tạo ra những chất để kích hoạt chốt chặn này, khiến hệ miễn dịch của bệnh nhân yếu đi. Allison tìm ra loại protein có tên CTLA-4 trong khi Honjo phát hiện ra PD-1, là hai loại protein khác nhau nhưng đều có khả năng ‘ngắt nguồn’ hệ miễn dịch như vậy. Từ đây, họ tìm ra các loại thuốc để hóa giải tác động của CTLA-4 và PD-1. Các loại thuốc này được gọi là ‘chất ức chế chốt chặn miễn dịch’ (immune checkpoint inhibitors) giúp giải phóng và tăng số lượng bạch cầu nhanh chóng.

Bình luận về hiệu quả của liệu pháp miễn dịch, Bác sĩ Duane Mitchell, giáo sư môn Phẫu thuật thần kinh, trường Đại học Florida (Mỹ), cho rằng phương pháp này sẽ “sớm thách thức, thậm chí vượt qua” các liệu pháp chữa trị từ trước đến nay. Ông Mitchell khẳng định liệu pháp của Allison-Honjo thay đổi hoàn toàn tương lai của những bệnh nhân ung thư đã hóa trị và xạ trị thất bại.

Rủi ro trong ứng dụng thực tiễn

Liệu pháp miễn dịch là phương pháp đột phá, có tiềm năng trở thành phương pháp an toàn nhất để chữa ung thư. Tuy nhiên, không phải là không có những rủi ro khi áp dụng nó vào thực tiễn. Việc giải phóng hệ thống miễn dịch có thể gây ra hậu quả chết người nếu các tế bào miễn dịch hoạt động mạnh hơn tầm kiểm soát, gây tổn hại tới các cơ quan nội tạng. Trong tình huống đó, việc tiếp tục đưa thêm chất ức chế chốt chặn miễn dịch sẽ chỉ làm cho tình trạng tồi tệ hơn. Điều quan trọng nhất là những hiểu biết của giới khoa học về những tác dụng phụ của việc tác động lên hệ miễn dịch là chưa đầy đủ.

Quá trình áp dụng lâm sàng cho thấy chỉ một phần ba số bệnh nhân tình nguyện chữa trị theo liệu pháp này cho thấy tình trạng khối u teo lại. Theo bác sĩ Lan Hoang-Minh thuộc Chương trình nghiên cứu liệu pháp miễn dịch cho ung thư não, trường Đại học Florida, việc sử dụng thuốc ức chế CTLA-4 và PD-1 cũng không cho thấy hiệu quả ở một số loại ung thư, điển hình là ung thư não.

Các nhà nghiên cứu cho rằng, vẫn còn nhiều điều cần phải tìm hiểu và khám phá về liệu pháp mới này để giảm thiểu tỉ lệ bệnh nhân bị tái phát khối u. Dù vậy, liệu pháp miễn dịch xứng đáng được ca ngợi, với vai trò mở ra một kỷ nguyên mới của y học lâm sàng trong việc đẩy nhanh tốc độ điều trị ung thư.

Vũ Hoàng

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Cục hàng không đề nghị hành khách cung cấp thông tin...

0
(SGTT) -  Cục hàng không Việt Nam đề nghị khách hàng mua vé máy bay thời gian qua phản ánh thông tin, tài liệu...

Đường ven kênh dài 32km đạt 36% khối lượng sau hơn...

0
(SGTT) - Sau hơn một năm thi công, dự án xây dựng hạ tầng và cải tạo môi trường kênh Tham Lương – Bến...

Tối 7-5, Apple sẽ giới thiệu iPad mới, bút và bàn...

0
9 giờ tối nay (7-5, giờ Việt Nam), hãng công nghệ Apple sẽ giới thiệu một số thiết bị được nâng cấp như iPad,...

Mưa ‘trắng trời’ xuất hiện nhiều nơi ở TPHCM

0
(SGTT) - Trưa ngày 7-5, nhiều quận, huyện tại TPHCM đã có mưa lớn. Trận mưa này kéo dài hơn so với những cơn...

Đến Áo, khám phá thành phố Innsbruck nằm bên dãy Alps

0
(SGTT) - Nằm giữa một thung lũng thuộc dãy Alps, Innsbruck là thủ phủ của Tyrol - một trong chín bang của Cộng hòa...

Các đại siêu thị kiểu Mỹ thu hút người tiêu dùng...

0
(SGTT) - Các đại siêu thị kiểu Mỹ chỉ dành cho hội viên như Walmart, Costco hay PriceSmart đang mở rộng thị phần ở...

Kết nối