Thứ Ba, Tháng Tư 30, 2024

Sự phiền toái của ngủ ngáy

Một nhà văn người Anh đã từng viết: “Mỉm cười và cả thế giới sẽ cười với bạn, nhưng ngáy ngủ thì bạn sẽ ngủ một mình”. Quả thực, ngủ ngáy là một vấn đề phiền toái, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và hạnh phúc của nhiều cặp đôi.

Ngáy ngủ là âm thanh của rung động của vòm miệng và các mô trong miệng, mũi và cổ họng. Âm thanh này có thể rất to, ồn ngang bằng tiếng của máy khoan khí nén. Chuyên gia tai mũi họng của Hồng Kông, tiến sĩ Terry Hung, lý giải nguyên nhân của chứng ngáy là do sự tắc nghẽn một phần đường hô hấp trên từ mô mềm của vòm miệng, lưỡi, amidan, niêm mạc mũi, hoặc sụn mũi bị lệch. Bị thừa cân hoặc tuổi già cũng có thể khiến người ta ngáy.

Một người ngủ, hai người lo

Cô Anthea Rowan, một nhà báo tự do người Anh đang sống tại châu Phi, kể lại với tờ South China Morning Post câu chuyện mình phải đối phó với tật ngáy ngủ của chồng ra sao. Đó là câu chuyện về chuỗi ngày mất ngủ, đầy mệt mỏi.
Anthea không thể cùng đi ngủ cùng chồng vì tiếng ngáy của anh thường xuyên làm cô thức giấc và căng thẳng. Cô đã từng đá vào chồng, xô đẩy anh và hét thật to hay chặn gối lên mặt chồng để chống âm thanh dữ dội từ tiếng ngáy. Nhưng dù cách nào thì cũng không thành công. Cô đã phải tìm chỗ ngủ bất cứ nơi đâu, trừ trên giường, để tránh xa tiếng ngáy của chồng. Ở nhà thì còn tạm ổn nhưng khi đi xa, cô đành phải ngủ trong bồn tắm khách sạn, lấy khăn và áo choàng tắm làm đệm. Vợ chồng cô nhiều khi hục hặc cãi vã chỉ vì giấc ngủ không yên. Rồi cô đã phải tìm đến chuyên gia để xin lời khuyên. Theo Hiệp hội Ngưng thở và Ngủ ngáy của Anh, những người bạn đời của người ngủ ngáy báo cáo rằng họ thường chỉ có thể ngủ ba đến năm giờ mỗi đêm. Họ phải thường xuyên đến phải gặp bác sĩ và khả năng nghe trở nên kém hơn những cặp đôi không ngủ ngáy.

Mặc dù yêu chồng nhưng Rowan ghét tiếng ngáy của anh ấy. Không chỉ mình chồng cô, có hàng chục triệu người trên thế giới ngủ ngáy hàng đêm như vậy, và tỉ lệ đàn ông ngủ ngáy là nhiều gấp hai lần so với phụ nữ. Có rất nhiều phụ nữ phải khó chịu, thiếu ngủ như Rowan. Cô càng ngày càng cảm thấy bực bội và bế tắc khi thấy chồng cô hối lỗi mỗi lúc thấy cô suy sụp nằm trên ghế sofa với nào chăn và gối. Tuy nhiên, cô cũng biết rằng ngáy ngủ không phải là dấu hiệu của giấc ngủ sâu. Chồng cô cũng đang gặp phải những vấn đề sức khỏe của anh ấy. Michael Breus, nhà tâm lý học lâm sàng, đã viết trên trên tạp chí Psychology Today như sau: “Ngáy có thể trở thành tâm điểm gây thất vọng và xấu hổ trong mối quan hệ của một cặp vợ chồng”.

Tật nhỏ, họa ngầm lớn

Chồng của Rowan đã thử đủ cách, từ dùng thuốc nhỏ mũi, miếng dán mũi, dụng cụ bảo vệ miệng và ngủ nằm sấp. Kết quả là vào ban đêm mọi việc vẫn tồi tệ, không có gì hiệu quả cả. Rowan tìm gặp và hỏi nguyên nhân từ bác sĩ Dan Kew tại Hiệp hội Ngưng thở và Ngủ ngáy của Anh. Ông Kew cho rằng các biện pháp đó chỉ cho hiệu quả đối với một số loại ngủ ngáy nhất định. Ví dụ, các loại băng dán mũi sẽ chỉ giúp người có vấn đề với lỗ mũi nhỏ hoặc vẹo, nhưng lại vô tác dụng với người nào có vấn đề ở đáy lưỡi.

Việc đầu tiên và bắt buộc là phải xác định nguyên nhân chính xác của chứng ngáy. Bác sĩ Dan Kew khuyến nghị mọi người nên bắt đầu bằng việc làm các bài kiểm tra trắc nghiệm thông tin về chứng ngáy ngủ của mình. Một khi bạn biết nguyên nhân gây ra chứng ngáy thì chỉ cần chọn cách điều trị thích hợp.
Việc sử dụng các thiết bị chống ngáy có thể mất một ít thời gian làm quen, nhưng khi đã sử dụng thường xuyên hầu hết người dùng đều quen dần.

Bác sĩ Kew cảnh báo rằng không có một phương pháp điều trị thống nhất và duy nhất nào dành cho chứng ngáy ngủ. Thêm vào đó, chứng ngáy ngủ có thể gây nguy hiểm và gây ra hội chứng ngưng thở khi ngủ (OSA), ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. OSA xảy ra khi ngừng thở trong khoảng thời gian khoảng 10 giây và sau đó tiếp tục lặp lại, có thể lên đến vài trăm lần trong một đêm. Chứng này gây ra thiếu oxy toàn thân từ đó gây nên một loạt các rối loạn chuyển hóa dẫn đến bệnh tăng huyết áp, có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim, đột quỵ do tắc mạch não, xuất huyết não. Bệnh nhân vừa ngáy và vừa bị chứng OSA được khuyến cáo phải gặp bác sĩ ngay để có thể khám và điều trị bằng phương pháp phổ biến là đeo thiết bị áp lực trợ thở liên tục (CPAP).

Mỹ Huyền

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Trưa nay ăn gì: Bữa trưa ngày lễ với cầu gai,...

0
(SGTT) – Do vẫn còn trong kỳ nghỉ lễ với những đêm tiệc tùng, nên buổi trưa của mọi người chỉ cần chọn món...

Về Phú Yên thăm hải đăng Gành Đèn

0
(SGTT) – Hải đăng Gành Đèn nằm ở xã An Ninh Đông, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên, cách danh thắng Gành Đá Đĩa...

Cấm ô tô, xe máy rẽ trái từ Mai Chí Thọ...

0
(SGTT) - Đại diện Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TPHCM (Ban Giao thông) cho biết,...

Ngắm đồng cỏ tranh trắng xoá ở khu Đại học Quốc...

0
(SGTT) - Cánh đồng cỏ tranh ở làng đại học (khu đô thị ĐH Quốc gia TPHCM) đang bung nở trắng xóa, thu hút...

Caravan 2030 lần 32 “Kon Tum ơi! Ta về” xuất phát

0
Hành trình trao quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn và khám phá những cung đường hùng vĩ của đoàn doanh nhân...

Bỏ túi những ý tưởng phối đồ vi vu dịp lễ...

0
(SGTT) - Lễ 30-4 và 1-5 năm nay có nắng nóng gay gắt và oi bức, đôi khi sẽ khiến chúng ta khó chịu,...

Kết nối