Thứ Ba, Tháng Tư 30, 2024

Ra mắt Trung tâm Bản quyền nội dung số Việt Nam

Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông) vừa ra mắt trang thông tin điện tử tổng hợp banquyen.gov.vn và Trung tâm Bản quyền nội dung số Việt Nam nhằm bảo vệ bản quyền cho các nhà sản xuất nội dung phát thanh, truyền hình, thông tin điện tử.
Giao diện website banquyen.gov.vn

Ông Lưu Đình Phúc, Cục trưởng Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin điện tử cho biết, với sự phổ biến của Internet và công nghệ phát triển nhanh chóng, ngày càng có nhiều người sử dụng nội dung trực tuyến. Việc sử dụng nhiều thiết bị di động, cùng với băng thông rộng tốc độ cao và khả năng lưu trữ chi phí thấp đã giúp thúc đẩy xu hướng vi phạm bản quyền kỹ thuật số.

“Vi phạm bản quyền kỹ thuật số ảnh hưởng đến toàn bộ mạng phân phối nội dung hợp pháp, từ người tạo ra sản phẩm đến nhà phân phối và đến tận tay người tiêu dùng, xa hơn là đe dọa tới ngành sản xuất nội dung,” ông Phúc nói.

Ông Phúc cho rằng việc ra mắt Trung tâm Bản quyền nội dung số Việt Nam, đồng thời khai trương Trang thông tin điện tử tổng hợp banquyen.gov.vn có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động bảo vệ bản quyền, cũng như công tác truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về bản quyền, góp phần xây dựng thị trường phát thanh, truyền hình và nội dung số phát triển lành mạnh.

Nhiều số liệu thống kê mới đây cho thấy, 70% người Việt sử dụng Internet, trung bình 7 tiếng mỗi ngày. Công nghệ 4G, 5G tiếp tục phát triển, giúp người dân dễ dàng sử dụng Internet để giải trí, học tập và phục vụ các nhu cầu khác. Tuy nhiên, đa phần họ đều sử dụng những nội dung vi phạm bản quyền.

Việc vi phạm bản quyền gây ảnh hưởng rất lớn. Đặc biệt là không ít đơn vị bỏ tiền mua bản quyền các giải đấu đỉnh cao thế giới đã bị ngừng phát sóng, ảnh hưởng tới quyền lợi của khán giả.

Ông Phúc cho hay, Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin điện tử đã tổ chức hội thảo với các chủ sở hữu quyền, đã khảo sát, xin ý kiến rộng rãi trong ngành; đã thoả thuận hợp tác với các đối tác liên quan để chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho sự ra đời của Trung tâm Bản quyền nội dung số Việt Nam để bảo vệ bản quyền cho các nhà sản xuất nội dung phát thanh, truyền hình, thông tin điện tử, bao gồm cả các cơ quan báo chí.

Trước mắt, các đối tác sẽ ký hợp tác với Trung tâm Bản quyền nội dung số Việt Nam bao gồm VTV, VTV cab, VSTV (K+), TH Vĩnh Long, FPT, Viettel Media, KCC (Hàn quốc), Fafilm Việt Nam. Bên cạnh đó, một số nền tảng phim lớn, các công ty luật, công ty truyền thông, cơ quan báo chí… cũng muốn hợp tác với trung tâm này.

Vân Ly

Theo Kinh tế Sài Gòn Online

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Nghệ sĩ Trương Hoàng Huy: Đưa piano đến gần hơn với...

0
Mỗi hành trình từ Vương Quốc Bỉ trở về Việt Nam, nghệ sĩ piano Trương Hoàng Huy luôn thực hiện những dự án hướng...

Hệ sinh thái bản quyền âm nhạc trực tuyến đi vào...

0
Hệ sinh thái bản quyền âm nhạc trực tuyến vừa được cho ra mắt vào ngày 22-2 nhằm bảo vệ bản quyền âm nhạc...

Nhạc phim Việt đầu tiên lọt vào “mắt xanh” của công...

0
(SGTT) - Với việc "bắt tay" công ty âm nhạc lớn nhất thế giới - Universal Music Group, nhạc phim Thiên thần hộ mệnh...

Giải thưởng Âm nhạc Việt Nam năm 2020 được trao cho...

0
Với sự sáng tạo về nội dung, ngôn ngữ thể hiện, 78 tác phẩm, công trình đã được hội đồng nghệ thuật lựa chọn...

Hơn 150 tỉ đồng tiền tác quyền âm nhạc thu được...

0
Năm 2020 vừa qua, số tiền mà Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC) thu về có liên quan...

Kết nối