Thứ Bảy, Tháng Năm 4, 2024

Xin đừng kỳ thị tình nguyện viên tham gia chống dịch Covid-19

(SGTT) – Kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát, nhiều người đã hăng hái đăng ký làm tình nguyện viên chống dịch để cống hiến cho Tổ quốc. Tuy nhiên, có một bộ phận người dân tỏ thái độ và hành vi kỳ thị những tình nguyện viên vì nghĩ họ sẽ làm lây lan dịch bệnh cho gia đình mình.
Chọn im lặng khi bị kỳ thị

Đoàn Minh Tâm (21 tuổi) hiện đang phụ trách lấy mẫu xét nghiệm RT-PCR cho các tình nguyện viên của Trường Đại học Y Dược TPHCM. Thời gian đầu, anh từng bị những người hàng xóm lời ra tiếng vào vì công việc của mình. “Mỗi khi tôi đi làm về, họ sẽ đóng cửa lại. Đó là tình huống mà tôi phải gặp thường ngày”, Tâm cho biết.

Khi lựa chọn tham gia tình nguyện, Tâm đã chuẩn bị trước tinh thần sẽ bị mọi người xa lánh vì anh hiểu ai cũng sợ dịch bệnh. Tuy nhiên, điều khiến anh buồn lòng nhất chính là việc mọi người không hiểu mình và tỏ ra kỳ thị về công việc của anh.

“Có những ngày, hàng xóm vì không muốn cho tôi đi mà rào hẻm bằng dây kẽm gai, đóng đinh các ván gỗ. Dù tôi cố gắng giải thích như thế nào, họ vẫn nhất quyết không tháo dỡ. Do đó, tôi buộc lòng phải gọi phường xuống giải quyết”, anh kể.

Để bảo vệ sức khỏe của gia đình, Tâm phải ở tạm với một người bạn chung đội. Khi kết quả xét nghiệm âm tính, anh mới dám về nhà. Gia đình anh cũng không tránh khỏi phải chịu đựng sự kỳ thị của xóm giềng vì sợ anh “mang bệnh” về nhà.

“Nhiều lần ba mẹ tôi muốn nói thẳng với họ nhưng tôi ngăn cản. Những lúc như thế này, tôi chọn im lặng. Trong khi tôi đang giúp cho mọi người nhưng lại bị kỳ thị đến thế khiến tôi rất buồn”, anh chia sẻ.

Minh Tâm cùng các tình nguyện viên luôn giữ tinh thần lạc quan khi làm việc.

Tương tự, Phạm Nguyễn Ngọc Anh (19 tuổi) tham gia tình nguyện từ những ngày đầu thành phố bùng dịch. Cô hiện đang hỗ trợ công tác điều phối, đo thân nhiệt và nhập liệu tại phường 2, quận 5, TPHCM.

Cô cho biết từng rất chạnh lòng với những lần bị kỳ thị. “Khi biết tôi trở thành F1 sau khi tham gia tình nguyện, những người quen đã nói những lời không hay và tỏ ra xa lánh tôi”, Ngọc Anh kể.

“Chúng tôi tham gia chống dịch hoàn toàn trên tinh thần tự nguyện và chấp nhận rủi ro. Chính vì vậy, những sự kỳ thị đều sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến tâm lý của đội ngũ chống dịch”, cô chia sẻ.

Ngọc Anh cũng như các tình nguyện viên không tránh khỏi việc chịu đựng áp lực từ những người xung quanh.

Xóa bỏ tâm lý kỳ thị giữa đại dịch Covid-19

ThS. BS Nguyễn Thị Thu Hương, Khoa Nội hô hấp, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình, cho biết bản thân cũng từng bị kỳ thị khi bệnh viện chị làm việc bị phong tỏa do có ca nhiễm Covid-19. “Việc kỳ thị tình nguyện viên, giăng dây không cho đi không phải là biện pháp phòng dịch hiệu quả. Đây là một sự hiểu lầm vô cùng nguy hiểm khi cho rằng tất cả các tình nguyện trở về địa phương đều mang dịch theo”, BS Hương chia sẻ.

BS Hương cho rằng hàng xóm xung quanh cần kết hợp với chính quyền địa phương để động viên gia đình của tình nguyện khi họ đang làm nhiệm vụ. Mặt khác, khi tình nguyện viên trở về địa phương, hàng xóm, chính quyền cần gần gũi thăm hỏi, động viên thay vì xa lánh, kỳ thị vì họ là những người đã góp một phần lớn cho cuộc chiến chống Covid-19 thành công.

ThS. BS Vương Thị Thủy, Giảng viên Bộ môn Tâm thần, Trường Đại học Y Hải Phòng) cho biết hậu quả của hành vi kỳ thị là rất lớn. Kỳ thị sẽ làm tổn thương tinh thần, gây ra tâm lý hoang mang, lo lắng, thậm chí sợ hãi đối với tình nguyện và gia đình.

Theo BS Thủy, có nhiều nguyên nhân dẫn đến hành vi và thái độ kỳ thị. Tuy nhiên, nguyên nhân sâu xa là do yếu tố nhận thức khi nghĩ rằng đi tình nguyện chống dịch sẽ đem dịch bệnh về địa phương.

Để giảm thiểu các hành vi này, BS Thủy cho rằng cần tăng cường truyền thông về vai trò quan trọng của tình nguyện viên. Mặt khác cũng cần xử lý các trường hợp có thái độ và hành vi kỳ thị quá đáng theo pháp luật.

Trong đại dịch Covid-19, “vai trò của các tình nguyện viên là vô cùng quan trọng. Vì công việc của họ là tự nguyện nên họ không nhận được bất kỳ thù lao nào. Họ bỏ công bỏ sức để giúp cộng đồng và nếu như bị mắc bệnh, họ cũng như bao người khác phải chịu tổn hại về sức khỏe, tâm lý, đối mặt với nguy cơ tính mạng bị đe dọa”, BS Thủy nhấn mạnh.

Bảo Trâm – Tuấn An

Ảnh: NVCC

Sài Gòn Tiếp Thị thông qua chuyên mục “Thắc mắc mùa dịch” sẽ là cầu nối để bác sĩ, chuyên gia y tế giải đáp các thắc mắc từ bạn đọc một cách nhanh chóng và chính xác. Bạn đọc có câu hỏi cần giải đáp hãy bình luận (comment) ngay dưới các bài viết thuộc chuyên mục này hoặc gửi mail về cho chúng tôi qua email admin@sgtiepthi.vn, hoặc gửi câu hỏi qua fanpage của báo.

3 BÌNH LUẬN

  1. “Sống trong đời sống, cần có một tấm lòng
    Để làm gì em biết không?”
    Câu hỏi ấy đã được những con người như thế này đây hồi đáp! Cảm ơn nhóm tác giả vì đã mang đến chúng tôi bài viết này. Và cảm ơn từng sâu trong tim tôi đến các tình nguyện viên ngoài kia, mong rằng mọi người luôn khỏe mạnh và ngọn lửa cống hiến sẽ luôn chảy bỏng.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Bữa sáng Sài Gòn: Quán bún riêu 50 năm giữ vị...

0
(SGTT) - Từ gánh bún bán dạo ở khu vực chợ Bến Thành hơn 50 năm trước, bà Mai Thị Liên duy trì hương...

Ngắm Bãi Cạn ở đảo Phú Quý từ trên cao

0
(SGTT) – Bên cạnh những điểm đến quen thuộc như đỉnh Cao Cát, vịnh Triều Dương, gành Hang… thì Bãi Cạn là điểm đến...

Lưu giữ nghề yến truyền thống 150 năm trên Cù Lao...

0
(SGTT) – Với lịch sử hơn 150 năm, nghề yến trên đảo Cù Lao Chàm, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, đã thu...

Thử món hủ tiếu Nam Vang chú Bạch ở chợ Phan...

0
(SGTT) - Khi mua sắm tại chợ Phan Văn Trị, quận Bình Thạnh, mọi người có thể dừng chân tại khu vực ăn uống...

Ẩm thực Michelin: Chay Garden – nhà hàng chay được giải...

0
(SGTT) - Là một trong hai nhà hàng phục vụ ẩm thực chay tại TPHCM được cẩm nang ẩm thực Michelin trao tặng giải...

Bữa sáng Sài Gòn: Quầy xôi ghẹ vỏ giòn đang ‘gây...

0
(SGTT) - Hơn một tháng gần đây, cộng đồng ẩm thực TPHCM không ngừng thích thú và chia sẻ những thông tin về món...

Kết nối