Thứ Sáu, Tháng Năm 3, 2024

Xu hướng trang phục xanh

Hoàng Xuân Phương –

Điều tuyệt vời là những sáng kiến sử dụng chất liệu tái chế làm nguyên vật liệu trong ngành may mặc đã không làm giảm chất lượng các sản phẩm mà ngược lại còn giúp tăng cường các tính năng của trang phục.

Trang phục xanh đang nổi lên như một xu hướng nhưng không phải là màu xanh mà là sử dụng các chất liệu có thể tái chế để biến chúng trở thành các loại y phục phổ thông hay chuyên dụng, đặc biệt là sử dụng những chai nhựa bỏ đi và bã cà phê. Sorboni Banerjee, trên tờ Fox 13 News, cho biết cả hai chất liệu này hiện diện ở khắp mọi nơi, từ các quán cà phê đến các bãi biển và với khối lượng rất lớn khả dĩ trở thành một thứ nguyên liệu công nghiệp cho ngành may mặc và cả ngành thời trang mới. Melissa Chu, chủ nhân của công ty sản xuất đồ thể thao Rumi X – có trụ sở ở Hồng Kông – là một trong những người đi tiên phong thành công trong phong trào này.

Nhiều trang phục thể thao được sản xuất bằng chất liệu tái chế.

Sợi vải từ bã cà phê

Ít ai ngờ rằng những chiếc áo ngực thể thao của thương hiệu này được sản xuất từ bã cà phê mà các tiệm nước vẫn bỏ đi hàng ngày. Bã cà phê được chiết bỏ dầu rồi vo thành những viên nhỏ trước khi được kéo thành sợi, gọi là sợi cà phê. Cũng vậy chai nhựa là một phần không thể thiếu của những món trang phục thể thao của thương hiệu này: Nó được thu nhặt từ các bãi biển, rửa sạch, chặt vụn, nấu chảy, kéo sợi và làm khô để đan thành những chiếc áo, chiếc vớ hay bất cứ những trang phục thể thao nào khác. Nhưng đây lại là những mặt hàng thể thao cao cấp và giá bán một cặp vớ lên đến 60-100 đô la Mỹ.

Joy Hillman, chủ nhân của cửa hàng Mirabella ở Dunedin, nói rằng bà rất thích những loại thời trang bền vững này, kể cả những chiếc vòng cổ và hạt ngọc làm từ các chất liệu tái chế. Lur-apparel cũng là một thương hiệu sản xuất y phục từ những chất liệu tái chế, và bà Hillman chỉ cho thấy chiếc áo bà đang mang là của thương hiệu này. Khi được phóng viên hỏi bà có ngạc nhiên vì những sản phẩm tốt như thế có thể sản xuất từ những chai nước bỏ đi hay không, bà trả lời: “Đúng là hơi sốc, ban đầu như thể mình mang một cái áo bằng da giả vậy”. Và bà cho biết thay vì có cảm giác của một thứ làm bằng chất nhựa, bà lại cảm thấy mình đang mang một chiếc áo 100% cotton.

Nhiều và rất nhiều thương hiệu trang phục nay nhắm đến việc sử dụng chất liệu tái chế. Trong số những nhà tạo khuynh hướng mới này có cả thương hiệu Tonle’ chuyên sản xuất y phục từ loại tơ sợi phế thải, hay những thương hiệu Matt và Nat’s cung cấp những chiếc túi xách cao cấp làm từ chai nhựa tái chế và cả những thứ bỏ đi khác từ vỏ xe đạp, giấy cạc tông, cao su và vỏ cây. Thương hiệu Looptworks đang sản xuất những mặt hàng từ những chiếc ghế ngồi máy bay bỏ đi, và ca sĩ Pharrell đang hợp tác với thương hiệu G-star Raw sử dụng chai nhựa bỏ đi để sản xuất loại vải bông chéo rất lạ mắt gọi là Bionic Yarn.

Vải sợ từ bã cà phê khiến chiếc quần tây co giãn hơn cả sự mong đợi của người sử dụng.

Độ co giãn cao,  bền theo thời gian

Lezé the Label là một gương mặt mới xuất hiện trên trang góp vốn cộng đồng Kickstater với lời giới thiệu về dự án sản xuất quần tây có nhiều tính năng đặc biệt bằng những chai nhựa thải và bã cà phê cùng một ít chất liệu thun. Lezé không chỉ dùng nguyên vật liệu may được tái chế từ chất thải mà còn áp dụng quy trình sản xuất xanh, kể cả quá trình nhuộm.

Karen Lee cho biết loại quần tây mới nhất của Lezé the Label sẽ gộp nhiều tính năng hơn những sản phẩm cao cấp làm từ nhựa tái chế khác nhờ có thời gian sử dụng lâu dài và khả năng co giãn cực tốt biến chiếc quần tây vốn rất thân thiết nhưng khá chật chội cho người đi làm trước đây trở thành một thứ thời trang đẹp, chuẩn, có độ co giãn thoải mái, không nhăn và mau khô gấp đôi so với vải cotton. Đăng trên Kickstarter với tựa đề “chiếc quần mà bạn luôn cần”, Lezé the Label còn cho biết với sợi kéo từ bột cà phê chất liệu này rất khô thoáng và khử được mùi hôi cơ thể và đi kèm theo độ bền chắc bảo đảm là tính năng có thể giặt được bằng máy giặt, một điều mà không phải tất cả đồ tơ sợi hay đồ tái chế có thể thích hợp.

Quy trình sản xuất của Lezé the Label đã đạt đến trình độ “Blue Sign” và mức chứng nhận cơ sở đạt Global Recycle Standard. Ở đây mỗi chiếc quần tây trung bình được sản xuất bằng 14,5 chai nhựa thải được tái chế thành sợi polyester vốn được dùng để sản xuất đồ may mặc. Và người ta tự hỏi với 38 tỉ chai nhựa bỏ đi một năm cùng hàng triệu tấn bã cà phê sẽ làm được những gì, thay vì cứ phải đào bới khai thác các nguồn tài nguyên nay đã cạn kiệt?

Đối với những chiếc áo sơ mi của Singtex tại Đài Loan, nhu cầu chất liệu tái chế trung bình chỉ là bã thải của ba ký cà phê và năm chai nhựa bỏ đi, nhưng từ mười năm nay không mấy ai biết rằng đó chính là những nguyên liệu để sản xuất nên những trang phục. Ý nghĩ về việc sản xuất đồ may mặc bằng bã cà phê cho Singtex nảy ra khi hai vợ chồng chủ nhân công ty cùng ngồi nhấm nháp những ly cà phê Starbucks. Jason Chen, người cùng ngồi uống cà phê với họ, đã bỏ ra bốn năm nghiên cứu thử nghiệm để Singtex trở thành công ty đầu tiên dùng cà phê dệt sợi may mặc. Và nay họ thống trị thị trường thứ vải tái chế này với hơn 110 khách hàng, trong đó có Patagonia, North Face, Timberland, REI, Adidas, American Eagle và Victoria’s Secret.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Ngày 3-5, đã có 450 người nhập viện do nghi ngộ...

0
Sáng 3-5, Sở Y tế tỉnh Đồng Nai thông tin mới nhất về vụ việc ngộ độc tập thể sau khi ăn bánh mì...

Trekking khám phá hang động núi lửa Chư B’luk

0
(SGTT) - Ẩn mình trong núi rừng Tây Nguyên, hang động núi lửa Chư Bluk là một trong những địa điểm trekking yêu thích...

Booking.com: Khách Việt ngày càng ưu tiên lựa chọn du lịch...

0
Có đến 96% du khách Việt Nam khẳng định du lịch bền vững đóng vai trò quan trọng trong lựa chọn của họ. Đồng...

Trưa nay ăn gì: Bánh củ cải chiên cho bữa trưa...

0
(SGTT) – Là món ăn bắt nguồn từ văn hóa ẩm thực Trung Hoa, bánh củ cải ở TPHCM được bày bán từ xe...

Thử món hủ tiếu Nam Vang chú Bạch ở chợ Phan...

0
(SGTT) - Khi mua sắm tại chợ Phan Văn Trị, quận Bình Thạnh, mọi người có thể dừng chân tại khu vực ăn uống...

TPHCM: chuyển dự án nhà thi đấu Phan Đình Phùng từ...

0
(SGTT) - Sau nhiều năm đình trệ, UBND TPHCM quyết định chuyển dự án xây dựng Trung tâm thể dục thể thao Phan Đình...

Kết nối