Thứ Tư, Tháng Năm 8, 2024

Chuyện nghề du lịch: Chuyên gia chỉ cách vượt suối an toàn khi trekking mùa mưa

(SGTT) – Theo chia sẻ của các chuyên gia trong hoạt động trekking vượt sông, suối thì trước khi thực hiện chuyến hành trình, người dẫn đoàn phải ghi nhớ nguyên tắc sinh tồn: Không an toàn thì không nên vượt.
Kỷ luật trong tour mạo hiểm khám phá thiên nhiên được đề cao, mọi thành viên phải có trách nhiệm tuân thủ các nguyên tắc sinh tồn để hạn chế tối đa rủi ro. Ảnh: Châu Á

Trao đổi với Sài Gòn Tiếp Thị, ông Lê Lưu Dũng, Giám đốc Jungle Boss, Công ty du lịch chuyên tổ chức các tour mạo hiểm có trụ sở tại Quảng Bình, cho biết an toàn luôn là yếu tố phải được đặt lên hàng đầu cho cả du khách và hướng dẫn viên trong hành trình du lịch thiên nhiên.

Vì thế, việc ghi nhớ nguyên tắc sinh tồn khi vượt thác, ghềnh hay sông suối trong mùa mưa là yếu tố quan trọng khi đi trekking. “Vào thời điểm nước dâng quá cao, các đơn vị tổ chức tour nên cân nhắc hoãn lịch trình hoặc xem xét các lựa chọn khác như thay đổi lộ trình, băng qua sông ở vị trí khác hoặc sử dụng thuyền”, ông Dũng nói.

Trong trường hợp có thể đi bộ qua sông, du khách sẽ được trang bị thêm dây thừng, túi ném, mũ bảo hiểm và áo phao. Dây thừng vượt suối phải là loại dây nổi, nhẹ và bền.

Khi băng qua sông, hướng dẫn viên và du khách phải kiểm tra thêm nhiều yếu tố như độ nông – sâu của dòng nước; tốc độ dòng chảy; điều kiện địa hình dưới nước; xem đáy sông có đá ngầm, sỏi, cây cối… hay không; và phát hiện sự bất thường của màu nước.

Dây cứu hộ phải nhẹ và nổi. Trong ảnh là nhân viên đang ném dây cứu hộ cho người bị kẹt dưới dòng nước.

“Khi xảy ra lũ, nước sông dâng cao liên tục sẽ khiến cho cây cối bị kẹt lại tại các đồi đất ở giữa sông, các vật thể rắn bị nhấn chìm ở dưới nước khiến ta khó nhận diện. Vì vậy, bạn cần phải xác định chắc chắn điểm vượt sông an toàn. Và nếu cần thiết, ta nên đổi sang vị trí khác có dòng chảy chậm hơn”, ông Dũng nói thêm.

Theo ông Dũng, đối với các tour trekking mà trong hành trình có vượt thác ghềnh hay sông suối thì người dẫn đoàn phải thường xuyên theo dõi thời tiết và cập nhật tình hình mực nước trong khu vực đi khám phá để đánh giá mức độ an toàn trước khi khởi hành.

Trong trường hợp đã đi trong rừng mà mực nước đột ngột lên cao không đảm bảo an toàn thì không vượt suối và phải tìm nơi khô ráo, an toàn để ở lại và chờ nước xuống.

Ông Dũng cũng chia sẻ thêm một số cách vượt suối thông thường đối với các treker để luôn dảm bảo an toàn cho các thành viên trong đoàn.

Ông Dũng cho biết thêm, ngoài yêu cầu bắt buộc được cấp thẻ hướng dẫn, người dẫn đoàn còn cần học qua lớp kỹ năng ứng phó và xử lý tình huống trong tour mạo hiểm. Ảnh: Châu Á

Qua suối theo hàng ngang:

Đây là cách vượt suối đơn giản nhất khi mực nước còn thấp dưới thắt lưng. Lúc này cả nhóm hãy lập thành một hàng ngang, dùng một cành cây thẳng có khả năng chịu lực tốt để mọi người cùng nắm tay đan xen trên cành cây nhằm mục đích hỗ trợ lực cho nhau.

Nếu không có cành cây thì có thể choàng tay qua vai và eo nhau. Người khỏe và có kinh nghiệm nhất nên là người đứng trên cùng theo hướng dòng chảy để cản lực chảy của dòng nước nhằm giảm tác động lực đẩy lên các thành viên khác trong đoàn.

Những thành viên còn lại hỗ trợ lực cho người đứng trên cùng để cùng nhau vượt suối. Chú ý phải cử một người để ra hiệu lệnh, thường là người đứng trên cùng theo dòng nước và cả đoàn cùng bước tới theo nhịp đều và đúng cự ly nhằm tránh việc bị lệch đoàn sẽ giảm rất lớn sức chống của cả đoàn.

Qua suối theo hang dọc:

Khi nước lên cao ngang bụng thì có thể áp dụng phương pháp này. Cả đoàn kết thành một hàng dọc, tay người ở sau giữ chặt lên vai người ở trước.

Người đứng đầu tiên ngược hướng dòng chảy phải là người khoẻ nhất để cản lực nước, những người ở sau sẽ hỗ trợ lực giúp người đứng đầu. Người đứng đầu nên cầm một cành cây hoặc gậy có độ bền và chắc để chống trụ xuống lòng sông, suối nhằm làm điểm bám trụ.

Người đứng đầu sẽ có trách nhiệm hô bước để cả đoàn cùng bước theo để tránh việc bị lệch đoàn sẽ gây giảm sức chống. Với kỹ thuật này thì việc di chuyển sẽ là bước sang một bên, sang trái hoặc sang phải tuỳ theo hướng di chuyển.

Kỹ thuật vượt suối flying fox òi hỏi công đoạn set up phức tạp và cần những điểm néo ở cao để tạo thành một dây đu zipline tạm thời.

Dùng dây vượt suối:

Dây vượt suối có thể được sử dụng để hỗ trợ khi nước dâng cao. Người mang dây vượt suối phải là người rất kinh nghiệm, có sức khoẻ tốt và bơi giỏi.

Giây thừng vượt suối phải là loại dây nổi, nhẹ và bền. Người đầu tiên đưa dây qua suối theo cách thắt một vòng tròn rộng ở một đầu dây, sau đó choàng chéo qua vai.

Với cách vượt suối này, theo ông Dũng, tuyệt đối không được cột thắt dây ở bụng hoặc cầm hay buộc dây ở tay vì trong trường hợp bất trắc khi đang bơi qua suối, người tiên phong có thể dễ dàng luồn tay đẩy dây khỏi cơ thể mình để thoát hiểm nhanh chóng.

Góc bơi từ bên này sông qua bên kia sông nên ít nhất là 45 độ tùy theo lực chảy của dòng nước. Dây vượt sông suối cũng phải chênh lệch khoảng 45 độ xuôi dòng để người vượt sông giảm được lực đẩy từ dòng chảy.

Vượt suối bằng zipline:

Đây là kỹ thuật đòi hỏi công đoạn set up phức tạp và cần những điểm néo ở cao để tạo thành một dây đu zipline tạm thời để cả đoàn có thể an toàn đu dây qua suối một cách an toàn.

Ngoài ra, đối với khách tham gia tour trekking vượt sông – suối, ông Dũng đưa ra lời khuyên không nên mang theo balo hoặc trang thiết bị nặng trên người khi vượt sông suối ở mực nước lên cao

Đồng thời, để hành trình khám phá an toàn, luôn có sẵn một đội cứu hộ ở khu vực phía dưới điểm vượt suối và được trang bị dây nổi cứu hộ chuyên dụng.

Nguyễn Nam

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Mới nhất

Khung cảnh thanh bình làng quê La Chử mùa sen

(SGTT) – Vào tháng Năm, những cánh đồng sen ở làng La Chử, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế lại rực rỡ khoe sắc, tô điểm thêm cho cảnh sắc thanh bình vốn có của ngôi làng hơn 650 tuổi này. Thừa Thiên Huế có thêm di...

Photophone – Xu hướng để giới trẻ kiếm tiền từ đam mê chụp ảnh

(SGTT) - Thời gian gần đây, dịch vụ chụp ảnh bằng điện thoại (photophone) đang trở thành một xu hướng mới hấp dẫn giới trẻ đam mê nhiếp ảnh tại TPHCM, vừa có thể thỏa mãn đam mê vừa có thể kiếm thêm thu nhập.  Chân dung mới của...

Những mảng xanh đang nối dài ở mũi Cà Mau

(SGTT) - Từ năm 2020, Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau đã nhận được sự hỗ trợ của nhiều tổ chức, cá nhân thực hiện khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng ngập mặn, đến nay đã có hơn 300ha bãi bồi được thực hiện.  Đi vỏ lãi xuyên...

Việt Nam từ trên cao: Cảnh sắc Bến Nôm mùa tảo xanh

(SGTT) – Vào mùa tảo xanh, Bến Nôm (huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai) hiện lên ấn tượng với góc nhìn từ trên cao. Cách TPHCM chưa đầy 100km, nơi đây phù hợp để du khách khám phá vào dịp cuối tuần. Việt Nam từ trên cao: Ngắm Khiêm...

Đến Áo, khám phá thành phố Innsbruck nằm bên dãy Alps

(SGTT) - Nằm giữa một thung lũng thuộc dãy Alps, Innsbruck là thủ phủ của Tyrol - một trong chín bang của Cộng hòa Áo. Innsbruck được xem như "trung tâm thể thao mùa Đông" trên thế giới và là chủ nhà của hai kỳ Thế vận hội mùa...

Chợ cá Tam Tiến trong ánh bình minh

(SGTT) - Khi mặt trời dần ló dạng, cũng là lúc chợ cá Tam Tiến, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam nhộn nhịp người mua bán. Khai hội làng nghề mộc hơn 500 tuổi ở Quảng Nam Rực vàng ‘mùa cỏ cháy’ ở An Bàng, Quảng Nam Đại Bình,...

Startup đo lường khí thải tìm kiếm cơ hội kinh doanh ở châu Á

(SGTT) - Trong những năm tới, các cơ quan quản lý chứng khoán ở châu Á sẽ triển khai quy định bắt buộc công ty đại chúng công bố lượng phát thải khí nhà kính trong chuỗi cung ứng của họ. Sự thay đổi này mở ra cơ hội...

Hai cây cầu được người dân Nhà Bè mong ngóng sẽ hoàn thành cuối năm 2024

(SGTT) - Cầu Phước Long và Rạch Đỉa đang triển khai thi công theo đúng tiến độ đề ra và dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2024. Hai cây cầu này giúp huyện Nhà Bè (TPHCM) kết nối giao thương thông suốt, rút ngắn quãng đường đi lại...

Cùng chuyên mục

Chia sẻ

Xem nhiều

Các chuyên mục