Thứ Tư, Tháng Năm 1, 2024

Thắc mắc mùa dịch: Đến hạn tiêm mũi 2 mà chưa được tiêm thì thế nào?

(SGTT) – Người đã tiêm Pfizer, Moderna và cần từ 3-4 tuần sau để tiêm mũi 2 (theo hướng dẫn của nhà sản xuất). Vậy nếu đến thời hạn tiêm mà không có vắc xin loại này thì có thể tiêm mũi 2 là các loại vắc xin khác được không? Đây là thắc mắc của khá nhiều bạn đọc đã gửi về cho chương trình Thắc mắc mùa dịch của Sài Gòn Tiếp Thị.

Giải đáp thắc mắc ấy của bạn đọc, BSCKI Hoàng Nhật, Trưởng phòng Kế hoạch – Tổng hợp – Bệnh viện đa khoa Quốc Tế Hoàn Mỹ Thủ Đức (hiện là Bệnh viện Điều trị Covid-19 Hoàn Mỹ Thủ Đức), cho biết không tiêm loại khác, đối với những người đã tiêm vắc-xin mũi thứ 1 là do Sinopharm, Pfizer, Moderna sản xuất thì mũi thứ 2 chỉ tiêm vắc-xin cùng loại. Khoảng cách giữa 2 mũi tiêm theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

BS Nhật cho biết theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, Bộ Y tế hướng dẫn như sau:

–  Những người đã tiêm mũi 1 vắc-xin nào thì tốt nhất tiêm mũi 2 bằng vắc-xin đó.

–  Trong trường hợp nguồn vắc-xin hạn chế, có thể phối hợp bằng cách tiêm mũi 2 vắc-xin do Pfizer sản xuất cho người đã tiêm mũi 1 bằng vắc-xin do AstraZeneca sản xuất nếu người được tiêm chủng đồng ý, khoảng cách giữa 2 mũi tiêm là 8-12 tuần.

Lưu ý: Không sử dụng vắc-xin do Moderna sản xuất hoặc các vắc-xin khác để tiêm mũi 2 cho người đã tiêm mũi 1 vắc xin AstraZeneca.

Bệnh viện Điều trị Covid-19 Hoàn Mỹ Thủ Đức. Ảnh: Tập đoàn Hoàn Mỹ

Ngoài ra, với câu hỏi của bạn đọc rằng Sau khi tiêm vắc-xin, tim đập nhanh trên 120 pdm liệu có nguy hiểm không?, Bác sĩ CKI Hoàng Nhật lý giải, vẫn có trường hợp một số người do sợ hãi hoặc rối loạn thần kinh thực vật lo lắng cũng có thể làm cho nhịp tim tăng.

Tuy nhiên, nếu nhịp tim ở mức 120 – 130 pdm là tương đối nhanh, đặc biệt nếu còn kèm theo triệu chứng hồi hộp, trống ngực, mệt mỏi thường xuyên thì cần báo ngay bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục.

Tiếp theo là câu hỏi cũng được khá nhiều bạn đọc quan tâm khi ngày càng có nhiều bệnh nhân Covid-19 hồi phục và xuất viện. Đó là Người đã hồi phục sau khi nhiễm Covid-19 thì có cần tiêm vắc-xin ngừa Covid-19 nữa hay không?”

Trả lời bạn đọc, bác sĩ Nhật cho biết, theo hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế, có 3 nhóm đối tượng cần trì hoãn tiêm chủng vắc-xin Covid-19, bao gồm:

  • Người có tiền sử rõ ràng đã mắc Covid-19 trong vòng 6 tháng;
  • Người đang mắc bệnh cấp tính;
  • Phụ nữ mang thai dưới 13 tuần.

Do vậy, bác sĩ kết luận, nếu đã từng mắc Covid-19 cần xác định thời gian từ thời điểm được chẩn đoán khỏi bệnh đến thời điểm tiêm vắc xin dự kiến, nếu không quá 6 tháng sẽ thuộc nhóm trì hoãn, không có chỉ định tiêm vắc xin.

Phùng My

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Ẩm thực Michelin: Chay Garden – nhà hàng chay được giải...

0
(SGTT) - Là một trong hai nhà hàng phục vụ ẩm thực chay tại TPHCM được cẩm nang ẩm thực Michelin trao tặng giải...

Bữa sáng Sài Gòn: Quầy xôi ghẹ vỏ giòn đang ‘gây...

0
(SGTT) - Hơn một tháng gần đây, cộng đồng ẩm thực TPHCM không ngừng thích thú và chia sẻ những thông tin về món...

TPHCM: tàu metro số 1 chạy thử toàn tuyến hết 30...

0
(SGTT) - Sáng 26-4, Ban Quản lý đường sắt đô thị TPHCM tổ chức chạy thử nghiệm tự động tuyến metro số 1 (Bến...

Bữa sáng Sài Gòn: Mới lạ tô phở Cường Ký nấu...

0
(SGTT) - Ngoài hương vị phở miền Nam hay Bắc, món phở còn được một số người Hoa bày bán với những thức ăn...

Trải nghiệm bánh bèo Huế, giá chỉ 35.000 đồng ở chợ...

0
(SGTT) - Bánh bèo là món ăn đặc trưng vùng miền Việt Nam, có nhiều cách biến tấu tùy thuộc mỗi địa phương. Trong...

Tiền Giang: Hạn mặn làm nông dân trồng rau lo mất...

0
(SGTT) - Hiện nay, tình hình sản xuất cây trồng ở nhiều khu vực ở đồng bằng sông Cửu Long như Tiền Giang, Bến...

Kết nối