Thứ Ba, Tháng Tư 30, 2024

Doanh nghiệp, công nhân ‘gồng mình’ gánh chi phí xét nghiệm Covid-19

Việc tỉnh Bình Dương và Đồng Nai quy định người đến từ TPHCM phải có giấy xét nghiệm âm tính đang khiến nhiều công nhân qua lại giữa các địa phương này trong quá trình làm việc không chỉ gặp khó khăn trong việc đi lại mà còn tốn kém thêm chi phí cho việc xét nghiệm. Doanh nghiệp cũng phải “gồng mình” hỗ trợ chi phí xét nghiệm cho người lao động của đơn vị.
Xét nghiệm tại chợ đầu mối Nông sản Thủ Đức

Đã hai ngày nay anh Lê Văn Giang, công nhân sống ở Dĩ An, Bình Dương đang làm việc cho một công ty gỗ ở Linh Trung, TPHCM ngày nào cũng phải mang theo tờ giấy xét nghiệm như vật bất ly thân bên người bởi không có giấy xét nghiệm thì không thể đi qua các chốt kiểm soát.

Trao đổi qua điện thoại với KTSG Online, anh cho biết mỗi lần xét nghiệm PCR có giá 734.000 đồng/mẫu mà tỉnh Bình Dương chỉ cho hiệu lực có 3 ngày thì rất tốn kém. Doanh nghiệp nơi anh làm việc cũng chỉ hỗ trợ chi phí xét nghiệm 2 lần, những lần xét nghiệm sau người lao động phải tự bỏ chi phí thực hiện. “Tôi thấy cứ 3 ngày xét nghiệm một lần rất tốn kém nên tôi đang tính giải pháp ăn ở luôn tại công ty để vừa giữ việc làm vừa đỡ tốn kém chi phí xét nghiệm”, anh Giang than thở.

Tương tự là trường hợp của anh Nguyễn Văn Đặng, công nhân làm việc ở Đồng Nai nhưng lại sinh sống ở Thủ Đức, TPHCM. Anh cho biết hai ngày trước anh đã test nhanh Covid-19 với giá 238.000 đồng/lượt. Anh nhẩm tính chi phí xét nghiệm trong một tháng đã tốn 2,3 triệu đồng.

Tuy nhiên, vấn đề mà anh công nhân này băn khoăn nhất hiện nay là muốn đến được Đồng Nai thì phải đi qua chốt kiểm dịch ở Bình Dương, trong khi hai nơi lại quy định thời hạn của giấy xét nghiệm khác nhau.

Tỉnh Bình Dương quy định giấy xét nghiệm chỉ có giá trị trong 3 ngày kể từ khi có kết quả xét nghiệm, còn Đồng Nai là 7 ngày. “Với tần suất xét nghiệm 3 ngày/lần rất tốn kém cho người dân nên tôi đang tính các giải pháp đỡ tốn kém như thuê trọ tại Đồng Nai hoặc tạm xin nghỉ việc để chờ gỡ giãn cách xã hội”, anh Đặng nói.

Trao đổi với KTSG Online về khó khăn của doanh nghiệp khi các địa phương yêu cầu giấy xét nghiệm, ông Nguyễn Tấn Pháp, Chủ tịch công đoàn Công ty TNHH Pouchen Việt Nam (cơ sở tại Biên Hoà, Đồng Nai), cho biết công ty có gần 1.000 công nhân sinh sống ở Bình Dương, TPHCM.

Đối với chi phí xét nghiệm Covid-19 doanh nghiệp sẽ hỗ trợ cho công nhân trong 2 tuần đầu tiên. Những tuần sau đó, công ty sẽ đưa ra các lựa chọn là công nhân ở trọ tại Đồng Nai công ty sẽ hỗ trợ với mức 1 triệu đồng/người/tháng, hoặc xin tạm nghỉ ở nhà. Trường hợp công nhân chọn đi về thì phải tự lo chi phí xét nghiệm.

Chủ tịch công đoàn của doanh nghiệp này cho biết với 1.000 người chi phí hỗ trợ xét nghiệm và hỗ trợ thuê nhà trọ là khá lớn, tuy nhiên để đảm bảo an toàn phòng chống dịch doanh nghiệp vẫn phải “gồng mình” gánh các chi phí này.

Theo số liệu thống kê của Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp TPHCM (Hepza), hàng ngày có hơn 6.000 lao động ở Đồng Nai đến các khu chế xuất, khu công nghiệp Cát Lái, Linh Trung, Bình Chiểu, Lê Minh Xuân 3, Đông Nam tại TPHCM làm việc.

Ở chiều ngược lại, số lượng lao động, chuyên gia nước ngoài ở TPHCM làm việc trong các khu công nghiệp tại Đồng Nai cũng lên đến 10.000 người. Với tổng số 16.000 lao động khi đến Đồng Nai phải có giấy xét nghiệm sẽ khiến doanh nghiệp phải tốn chi phí rất lớn.

Liên quan đến việc xét nghiệm Covid-19 cho người lao động, thông tin từ Hepza cho biết ngày 6-7, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM đã có văn bản gửi các doanh nghiệp trên địa bàn TPHCM về việc tổ chức xét nghiệm nhanh cho công nhân để kiểm soát dịch Covid-19. Theo đó, các doanh nghiệp có nhân viên y tế sẽ tự test nhanh cho người lao động để kiểm soát dịch Covid-19.

Hiện nay, TPHCM có 22 doanh nghiệp đủ điều kiện vừa cách ly vừa sản xuất với số lượng công nhân vào khoảng 25.000 người. Còn những doanh nghiệp không đủ điều kiện cho công nhân ở lại sẽ phải tiến hành xét nghiệm cho người lao động để kiểm soát dịch Covid-19.

Lê Anh

Theo KTSG Online


Với chuyên đề “Họ sống thế nào trong đại dịch”, chúng tôi muốn khắc họa một bức tranh cuộc sống mà trong đó, từ những người đang không có một công cụ lao động nào trong tay cho đến những doanh nghiệp quy mô lớn, làm thế nào để duy trì và ổn định được “sức khỏe” của mình trong đại dịch.00

Chuỗi nội dung trong chuyên đề này sẽ được đăng tải trên ác ấn phẩm của nhóm Kinh tế Sài Gòn gồm Kinh tế Sài Gòn OnlineSài Gòn Tiếp Thị và The Saigon Times (tiếng Anh).

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Những dấu ấn đáng nhớ của du lịch Việt Nam năm...

0
(SGTT) - Đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nặng nề đến du lịch Việt Nam trong năm 2021. Hãy cùng Sài Gòn Tiếp Thị...

Doanh nghiệp du lịch mong ước gì trong năm 2022

0
(SGTT) - Đó là ước muốn của các đơn vị, doanh nghiệp thành viên của Sáng kiến Điểm đến an toàn, hoạt động trong...

“Thuyền trưởng” BenThanh Tourist: Đổi mới để vượt qua bão Covid

0
(SGTT) - Nhận vị trí "thuyền trưởng", chèo lái điều hành BenThanh Tourist ngay thời điểm dịch bệnh Covid-19 bắt đầu xuất hiện tại...

Chuyên gia du lịch Nguyễn Văn Mỹ: Trong thử thách tôi...

0
(SGTT) - Nhiều người bất ngờ khi ông Nguyễn Văn Mỹ, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH Du lịch Lửa Việt...

Bốn cấp độ “thích ứng an toàn” với Covid-19

0
(SGTT) - Ba tiêu chí để đánh giá cấp độ dịch, gồm số ca nhiễm mới tại cộng đồng, độ bao phủ tiêm vắc...

Phó chủ tịch UBND TPHCM: Thành phố sẽ hoàn thuế sớm...

0
(SGTT) - Theo Phó chủ tịch UBND TPHCM Phan Thị Thắng, nếu doanh nghiệp đủ điều kiện được hoàn các khoản thuế theo quy...

Kết nối