Thứ Bảy, Tháng Năm 4, 2024

Nhập nhằng xuất xứ khoai tây

Vũ Yến

Vào thời điểm này, khoai tây chính vụ của Đà Lạt đã hết, có chăng chỉ còn lại một số lượng ít khoai trái vụ. Thế nhưng tại TPHCM, khoai tây gắn mác xuất xứ Đà Lạt vẫn được bày bán khá nhiều ở các chợ. Điều này khiến nhiều người thắc mắc không biết nguồn cung ấy ở đâu ra.

Nơi trồng nói đã hết

Trao đổi với Sài Gòn Tiếp Thị, ông Lại Thế Hưng, Chi cục trưởng Chi cục trồng trọt và bảo vệ thực vật Lâm Đồng, cho biết mùa khoai tây chính vụ của Đà Lạt đã qua, nên lượng khoai tây ở Đà Lạt hiện nay không có nhiều, nếu không muốn nói là khan hiếm. Khoai tây chính vụ đông-xuân bắt đầu từ tháng 10 năm trước sang tháng 3 năm sau, có nơi bắt đầu từ tháng 12 năm trước sang tháng 5 năm sau.

Theo ông Hưng, hiện nay khoai tây sản xuất ở Đà Lạt được bán rải rác với số lượng ít, chủ yếu là lượng khoai được trữ lại từ vụ đông-xuân. “Ngay tại Đà Lạt cũng không có đủ khoai tây Đà Lạt để phục vụ nhu cầu tại chỗ, lấy đâu ra số lượng lớn để mang đi các tỉnh, thành khác bán”, ông Hưng nói.

Bà L., một tiểu thương kinh doanh khoai tây lâu năm tại Đà Lạt, cho biết từ giữa tháng 5, khoai tây vụ đông-xuân đã hết tại vườn, chỉ còn một số lượng không nhiều do người sản xuất, thương lái trữ lại, chủ yếu bán vào một số nhà hàng hay một số mối khách yêu cầu với giá cao.

Ông Nguyễn Công Thừa, Giám đốc Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Anh Đào tại thành phố Đà Lạt, cũng cho biết thời gian qua, hợp tác xã vẫn cung cấp khoai cho một số siêu thị nhưng với số lượng cầm chừng (dưới 1,3 tấn/ngày).

Ông Thừa cho biết tổng sản lượng khoai tây vụ đông xuân của Anh Đào khoảng 700 tấn và đã bán hết khoảng 70%, sốt còn lại được bán ra cầm chừng để chờ vụ mới. Khoảng một tháng nữa Anh Đào mới trồng lứa khoai tây mới và phải ba tháng sau đó mới thu hoạch.

Ông Nguyễn Lam Sơn, Giám đốc Công ty TNHH nông sản thực phẩm Thảo Nguyên ở Đà Lạt, cũng cho biết công ty không còn khoai tây Đà Lạt để cung ứng cho thị trường TPHCM. Ít nhất phải một tháng nữa đơn vị này mới có thể cung ứng trở lại nhờ lứa khoai tây trái vụ.

 khoaitayKhoai tây ghi xuất xứ Đà Lạt được bày bán nhiều tại các chợ ở TPHCM.  Ảnh: Vũ Yến

Chợ vẫn bán đầy

Trong lúc nơi sản xuất là Đà Lạt khẳng định đã hết khoai để cung cấp cho thị trường thì tại TPHCM, khoai tây được giới thiệu là từ nhà vườn Đà Lạt vẫn được bày bán nhiều.

Dạo một vòng qua các chợ Cũ và chợ Thái Bình ở quận 1, chợ Hiệp Bình và chợ Bình Triệu ở quận Thủ Đức thấy nhiều tiểu thương bán khoai tây ghi xuất xứ Đà Lạt. Khoai có giá bán từ 25.000-45.000 đồng/kg, tùy loại.

“Tôi chỉ bán khoai được trồng từ Đà Lạt chứ không bán khoai Trung Quốc. Khoai mới thu hoạch, tôi mua từ chợ đầu mối Thủ Đức. Tôi không chỉ bán lẻ mà còn bán sỉ cho một số nhà hàng, quán ăn”, một tiểu thương tại chợ Bình Triệu cho biết.

Theo ông Hưng, chuyện khoai tây Trung Quốc đội lốt khoai tây Đà Lạt không mới. Thời gian gần đây, do lượng khoai tây Đà Lạt khan hiếm nên tình trạng tiểu thương phù phép khoai tây Trung Quốc thành khoai tây Đà Lạt để đánh lừa người tiêu dùng diễn ra nhiều hơn.

Nhờ có thương hiệu, khoai tây Đà Lạt có giá bán cao hơn nên một số tiểu thương hay giả mạo. Hơn nữa, khoai tây Trung Quốc thường bị phát hiện còn tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, kim loại nặng, mặc dù nằm trong ngưỡng cho phép, nhưng người tiêu dùng vẫn có tâm lý e ngại.

“Chín tháng của năm 2017, số lượng khoai tây Trung Quốc nhập về chợ đầu mối nông sản Đà Lạt là 207 tấn. Và theo số liệu mà tôi nắm được, trong chín tháng qua, tổng lượng khoai tây Trung Quốc vào Việt Nam (tính cả qua các cảng phía Nam như cảng Cát Lái) là 10.000 tấn”, ông Hưng cho biết.

Bà thương lái tên L đã nhắc ở trên cho biết, trước đây công đoạn phù phép khoai tây Trung Quốc thành khoai tây Đà Lạt tốn nhiều thời gian. Nay đã có máy móc hỗ trợ nên công đoạn này nhanh gọn, số lượng khoai thành phẩm cũng nhiều hơn.

“Bỏ một tấn khoai vào máy rửa sạch. Khi khoai còn ướt thì lấy đất khô của Đà Lạt tung vào, đem phơi ra nắng và gió chừng 10 phút là khoai Trung Quốc chẳng khác gì khoai Đà Lạt. Bây giờ, người ta còn lấy giống khoai tây Đà Lạt mang về Trung Quốc trồng rồi mang sang bán, nếu không phải dân trong nghề, không thể phân biệt được”, bà L nói.

Hiện nay, giá khoai tây Trung Quốc loại 1 là 12.000 đồng/kg, loại 2 là 10.500 đồng/kg, loại 3 có khi chỉ còn 3.000-4.000 đồng/kg.

Nói về giải pháp chống giả mạo, ông Hưng của Chi cục trồng trọt và bảo vệ thực vật Lâm Đồng cho biết, thời gian qua chi cục đã tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của tiểu thương, đồng thời hướng dẫn người tiêu dùng và du khách cách phân biệt khoai Trung Quốc và khoai Đà Lạt.

Ngoài ra, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng cũng đã có đề án dán nhãn cho nông sản Đà Lạt, trong đó sẽ dán nhãn khoai tây Đà Lạt và vùng phụ cận. Theo đó, khoai tây sản xuất tại vùng này sẽ được dán nhãn và sử dụng bao bì do tỉnh Lâm Đồng cấp. Doanh nghiệp bán khoai tây phải có bao bì, nhãn mác ghi rõ nguồn gốc.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Những bệnh nghề nghiệp nào được đề xuất hưởng bảo hiểm...

0
(SGTT) - Bộ Y tế đang dự thảo thông tư quy định về bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội. Theo đó,...

Chỉ sử dụng tài khoản VNeID khi thực hiện dịch vụ...

0
(SGTT) - Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương khẩn trương hoàn tất công tác chuẩn bị để thống nhất sử dụng...

Giải golf Lương Văn Can vun đắp ước mơ cho người...

0
(SGTT) - Ngày 3-5, Giải Golf Lương Văn Can do Tạp chí Doanh Nhân Sài Gòn tổ chức tại sân golf Tân Sơn Nhất...

Bộ GTVT đề nghị kiểm tra giá vé máy bay tăng...

0
(SGTT) - Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đã có văn bản yêu cầu Cục hàng không Việt Nam, vụ Vận tải rà soát,...

Đề nghị mở rộng cao tốc TPHCM – Long Thành lên...

0
(SGTT) - Bộ Khoa học và Công nghệ, UBND TPHCM và UBND tỉnh Đồng Nai đề xuất cần tính đến phương án đầu tư...

Ngắm Bãi Cạn ở đảo Phú Quý từ trên cao

0
(SGTT) – Bên cạnh những điểm đến quen thuộc như đỉnh Cao Cát, vịnh Triều Dương, gành Hang… thì Bãi Cạn là điểm đến...

Kết nối