Thứ Hai, Tháng Năm 6, 2024

Ngủ ngáy ở trẻ: triệu chứng của rối loạn thở

BS. Đặng Ngọc Trân, Bệnh viện Quận 1, TPHCM-

Nhiều bà mẹ lo lắng khi thấy con mình thường xuyên ngáy trong khi ngủ. Vậy liệu ngáy có phải là triệu chứng cảnh báo trẻ đang gặp vấn đề nào đó về sức khỏe hay không?

Gần đây, các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng, nếu trẻ ngủ ngáy thường xuyên có thể trẻ đang mắc chứng rối loạn thở trong khi ngủ.

Rối loạn thở khi ngủ (SDB) nhẹ hay ngáy ngủ có thể gây ra nhiều vấn đề tương tự như ngưng thở khi ngủ (OSA) ở trẻ em. Hiện có khoảng 10% trẻ em ngủ ngáy thường xuyên, và khoảng 2-4% trẻ em có tình trạng ngủ ngáy hoặc ngưng thở khi ngủ (OSA).

SDB là một thuật ngữ chung chỉ tình trạng thở khó trong suốt thời gian ngủ. SDB có biểu hiện ngủ ngáy hoặc ngưng thở khi ngủ (OSA – là tình trạng lặp đi lặp lại sự tắc nghẽn một phần hoặc hoàn toàn đường thở trong khi ngủ).

Khi hơi thở bị gián đoạn trong lúc ngủ, cơ thể của trẻ sẽ cảm nhận điều này như một hiện tượng nghẹt thở với nhịp tim chậm, huyết áp tăng, não bị kích thích, và giấc ngủ bị gián đoạn; nồng độ oxy trong máu cũng có thể giảm nhiều.

hình-minh-họaẢnh: yourdentalhealthresource.com

Nhận biết trẻ có vấn đề về thở khi ngủ

Biển hiện rõ ràng nhất của rối loạn thở trong khi ngủ là ngáy. Trẻ ngáy tăng dần, âm thanh lớn dần và bị ngắt quãng khi đường thở bị tắc hoàn toàn. Lúc đó, trẻ sẽ thở hổn hển và âm thở nghẹt mũi to, sau đó trẻ thức giấc.

Do đó, trẻ ngủ không đủ giấc, buồn ngủ vào ban ngày, giảm tập trung, rất dễ bị kích động, trẻ bị tăng động hoặc hiếu động quá mức, thậm chí có một vài trẻ bị đái dầm.

Nếu thấy trẻ ngáy to thường xuyên, thở hổn hển, khụt khịt hít mạnh, đái dầm mà không giải thích được nguyên nhân, bạn nên nghĩ đến khả năng trẻ có vấn đề về rối loạn thở trong khi ngủ. Một biểu hiện khác của SDB là trẻ có những thay đổi về hành vi và tâm lý như tâm trạng trẻ bất ổn, dễ bị kích động, cáu gắt, có những hành vi không tốt, hay buồn ngủ ban ngày, kết quả học tập kém hơn.

Tuy nhiên, không phải mọi đứa trẻ có vấn đề về học tập hoặc hành vi không tốt đều do SDB; nhưng nếu trẻ ngáy to một cách thường xuyên, có những biểu hiện bất ổn về hành vi, tâm lý và có những triệu chứng như ngáy to, thở hổn hển, bạn nên dẫn trẻ đến gặp bác sĩ tai mũi họng để được thăm khám toàn diện.

Trong một vài trường hợp, bác sĩ đa khoa có thể chẩn đoán SDB dựa trên bệnh sử và khám thực thể. Những trẻ dưới 3 tuổi có sự thay đổi về hành vi và tâm lý hoặc những trẻ bị OSA nặng (là những trẻ có biểu hiện hội chứng sọ mặt, béo phì, rối loạn thần kinh cơ) sẽ được đề nghị làm thêm một vài xét nghiệm về giấc ngủ để chẩn đoán chính xác hơn.

 

Tác hại của rối loạn thở

Tiếng ngáy ngủ của trẻ có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của những trẻ khác khi ngủ chung một phòng ở nhà hoặc trường học. Ngoài ra, do ngủ không đủ giấc, trẻ hay buồn ngủ ban ngày, ủ rũ, dẫn đến giảm tập trung khi học hoặc làm việc.

SDB cũng có thể làm tăng sản xuất nước tiểu vào ban đêm, có thể dẫn đến đái dầm. Thêm vào đó, SDB khiến việc sản xuất hormone tăng trưởng bị giảm sút, dẫn đến tình trạng chậm tăng trưởng và phát triển ở trẻ.

SBD còn làm tăng nguy cơ béo phì và mắc bệnh tim mạch. Cụ thể, SBD có thể làm cho cơ thể trẻ tăng sức đề kháng với insulin; ban ngày mệt mỏi nên giảm hoạt động thể chất, theo đó dẫn đến nguy cơ cao béo phì. Tình trạng ngưng thở khi ngủ có thể liên quan với việc tăng nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch và bệnh ở phổi.

 

Cách điều trị

Một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng SDB ở trẻ em là do amydan to hay phì đại, hoặc viêm V.A làm hẹp đường thở. Với những trường hợp triệu chứng SDB quá nặng, trẻ sẽ được điều trị bằng phẫu thuật cắt bỏ amydan, nạo V.A.

Không phải mọi đứa trẻ ngủ ngáy là do amydan hoặc V.A mà còn có những nguyên nhân khác như thừa cân béo phì, dị tật sọ mặt, hoặc các vấn đề thần kinh cơ.

Cụ thể, những trẻ thừa cân, béo phì có lớp mỡ vùng cổ, họng, làm hẹp đường thở khi trẻ ở tư thế nằm. Bất thường về hàm dưới hoặc lưỡi do suy yếu thần kinh cơ hay gặp ở trẻ bại não cũng là yếu tố dẫn đến SDB. Khi ấy, việc điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra SDB.

Xét nghiệm kiểm tra về giấc ngủ như polysomnography (PSG) là một xét nghiệm đánh giá khách quan rối loạn thở trong khi ngủ. Theo đó, dây điện được gắn vào đầu và cơ thể trẻ để theo dõi sóng phát ra từ não, sự căng cơ, mắt chuyển động, hơi thở và nồng độ oxy trong máu.

Xét nghiệm này không đau và thường được thực hiện tại phòng xét nghiệm giấc ngủ trong bệnh viện chuyên khoa. Những xét nghiệm về giấc ngủ đôi khi có thể cho ra kết quả không chính xác, đặc biệt ở trẻ em.

Mặc dù kết quả xét nghiệm giấc ngủ cho thấy trẻ đang trong giới hạn bình thường, trẻ vẫn có thể được chẩn đoán mắc SDB dựa trên những quan sát của cha mẹ và đánh giá lâm sàng.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Nở rộ dịch vụ hỗ trợ các phiên livestream bán hàng

0
(SGTT) - Hình thức livestream (bán hàng trực tiếp) trên các nền tảng mạng xã hội đang xuất hiện với tần suất dày hơn...

Khám phá Văn Miếu – Quốc Tử Giám về đêm

0
(SGTT) - Bằng việc sử dụng công nghệ 3D Mapping, phối hợp cùng kỹ thuật dàn dựng ánh sáng và âm thanh, Văn Miếu...

Hợp nhất hai công ty vận tải đường sắt cuối năm...

0
(SGTT) - Hai công ty cổ phần vận tải đường sắt khi được sáp nhập sẽ giúp triệt tiêu cạnh tranh nội bộ, giảm...

Thủ tướng yêu cầu truy xuất nguồn gốc thực phẩm

0
(SGTT) - Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế tuyên truyền việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa, khắc phục sự cố về...

Dấu xưa – Hồn phố: Thăm ngôi đình cổ hơn 170...

0
(SGTT) - Được xây dựng trên cù lao Bà Tàng, phường 7, quận 8, nằm ngay nhánh rẽ của dòng kênh Đôi, đình Bình...

Ghé quán ốc được Michelin gợi ý ở TPHCM

0
(SGTT) - Dù nằm khuất trong con hẻm đường Nguyễn Trãi, quận 1, nhưng tiệm ốc Đào lại là điểm đến quen thuộc của...

Kết nối