Chủ Nhật, Tháng Năm 19, 2024

Nhen nhóm trào lưu cấy chip vào người

Duy An – 

Nếu bạn thường quên thẻ ra vào công ty hay mật khẩu máy tính, giải pháp là: hãy cấy chip vào tay.

Ông Brian McEvoy, một kỹ sư điện 36 tuổi sinh sống ở St.Paul, bang Minnesota (Mỹ), đã cấy tới 5 cái chip vào người, hầu hết đều có công dụng nhưng có một chip chỉ cấy cho vui.

“Tôi cấy một chip phát sáng trong bóng tối trên mu bàn tay phải. Nó phát sáng liên tục và tôi đã cho nhiều người xem trong các bữa tiệc”, ông McEnvoy khoe.

Phổ biến trong giới tin tặc

cấy-chip

Nhân viên công ty chuyên cấy chip Dangerous Things, trụ sở ở Seattle (Mỹ), chuẩn bị cấy chip vào tay khách hàng tại hội nghị DefCon 2017.

Từ nhiều năm nay, thú nuôi được chủ cấy chip để dễ tìm mỗi khi chúng đi lạc. Nông dân cũng cấy chip cho gia súc. Giờ đây, đến lượt con người có hứng thú với những vi mạch dưới da có kích cỡ chỉ bằng hạt gạo.

Một cách chậm rãi, xu hướng khởi nguồn từ cộng đồng hacker (tin tặc) này dần trở thành dòng chủ lưu. Theo trang McClachy (Mỹ), Three Square Market, một công ty ở bang Wisconsin chuyên về thiết kế phòng giải lao cho các công ty, trong tháng trước đề nghị cấy chip cho toàn bộ nhân viên.

Theo thông cáo của Three Square Market, các vi mạch này giúp nhân viên có thể mua các dịch vụ phòng giải lao của công ty, mở cửa, đăng nhập máy tính, sử dụng máy photocopy và nhiều việc khác.

Tại hội nghị hacker toàn cầu DefCon 2017 tổ chức ở Las Vegas (Mỹ) hồi cuối tháng 7-2017, nhiều hacker xem việc cấy chip là cách tương tác liền mạch với thế giới công nghệ và nâng cao các giác quan của con người. Họ tin rằng vi mạch sẽ đem lại cho người khả năng định vị, thấy được tia hồng ngoại và tia cực tím, mũi thính hơn, nhận biết phương hướng tốt hơn và thậm chí là cảm nhận được diễn biến của thị trường chứng khoán. Chip còn có thể được ứng dụng trong y học như bơm insulin, hồi phục chức năng,….

Ông Tim Cannon, một kỹ sư phần mềm và là đồng sáng lập công ty chuyên bán vi mạch Grindhouse Wetware, cho hay một số người chỉ trích việc “nới rộng” khả năng của con người là điều không đúng đắn hoặc phi đạo đức.

Tuy nhiên, ông Cannon cho biết không quan tâm đến chỉ trích này, và dự báo những rào cản như thế sẽ bị phá vỡ trong những năm tới.

“Kết hợp công nghệ và sinh lý học có thể nâng cấp con người. Chúng ta hãy thôi giả vờ tin rằng con người hoàn hảo và là đỉnh cao của tiến hóa”, ông Cannon nói.

Cũng tại DefCon 2017, hàng chục hacker đã xếp hàng chờ được cấy chip vào giữa ngón cái và ngón trỏ trên bàn tay. Công nghệ mà họ sắp cấy ghép chưa được Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) cho phép, song không vì thế mà sự hào hứng giảm xuống.

“Đây là vé tàu của tôi. Chỉ cần quét tay qua bộ cảm biến trên tàu, khỏi phải mua vé hay quét thẻ”, một hacker người Úc có biệt danh Meow-Ludo Meow-Meow vừa nói vừa chỉ vào vị trí con chip được cấy dưới da bàn tay.

Người này cho hay sớm muộn gì các vi mạch cũng thay thế mọi loại thẻ hay chìa khóa và con người không còn cần đến chiếc ví.

Còn nhiều lo ngại

Việc cấy chip trên cơ thể cũng gây ra một số khó chịu, như chảy máu và đau. Một người từng cấy chip ở bang California (Mỹ) cho biết cảm giác khi cấy chip không khác mấy với xăm hay xỏ khuyên trên cơ thể.

Hiện một số người nổi tiếng cũng cấy chip vào người, chẳng hạn như tỉ phú Mỹ Elon Musk, người sáng lập hai công ty Tesla và SpaceX. Năm ngoái, ông Musk tuyên bố con người cần cộng sinh nhiều hơn nữa với máy tính để thích ứng với thế giới của trí tuệ nhân tạo.

Các nhà sản xuất cho hay với bộ nhớ lớn và nhiều chức năng, như khởi động xe hơi, đo hoạt động cơ thể (ví dụ như đo lượng đường và oxy trong máu), vi mạch sẽ sớm bùng nổ.

Hacker Meow-Meow còn dự đoán: “Vi mạch có thể cứu mạng người. Nó có thể gọi xe cứu thương trước khi bạn bị đau tim”.

Dù vậy, dư luận nhìn chung không hồ hởi như giới công nghệ. Một cuộc khảo sát năm ngoái của Trung tâm Nghiên cứu Pew (Mỹ) cho thấy 7/10 người Mỹ lo ngại về việc cấy chip trong não để tăng khả năng tập trung và tiếp nhận thông tin.

Một số người khác đặt câu hỏi liệu vi mạch cấy vào người có giúp chính phủ giám sát họ nhiều hơn không. Câu trả lời là không, vì chip không chứa hệ thống định vị toàn cầu (GPS).

Theo ông Walter Glannon, nhà nghiên cứu sinh vật của Đại học Calgary (Canada), xu hướng cấy chip mang theo nhiều nguy cơ bởi các nghiên cứu hiện nay vẫn chưa thể xác định việc cấy chip có an toàn hay không.

“Ngay cả khi an toàn, sẽ xuất hiện những câu hỏi đạo đức về vấn đề công bằng. Người có điều kiện tiếp cận vi mạch sẽ có lợi thế cạnh tranh hơn những người khác”, ông Glannon nói.

Đó là chưa kể nguy cơ chip bị tấn công, làm xáo trộn nhận thức và hiểu biết của con người.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Chi tiết giá vé các chương trình tại Festival nghệ thuật...

0
Giá vé các chương trình nghệ thuật, ẩm thực cung đình tại tuần lễ Festival nghệ thuật Quốc tế Huế 2024 dao động từ...

Bữa sáng Sài Gòn: Nhất vị món bún riêu anh Thái...

0
(SGTT) - Chọn phần nước dùng món bún riêu hầm từ giò heo và chả viên tôm, tiệm bún riêu anh Thái là điểm...

Bao giờ đường Tân Kỳ Tân Quý hoàn thành?

0
(SGTT) - Sau hơn 1 năm thi công, dự án mở rộng đường Tân Kỳ Tân Quý (quận Bình Tân, TPHCM) đã đạt 50%...

Gắn kết vườn quốc gia với cộng đồng dân cư để...

0
(SGTT) - Nhiều du khách lựa chọn các vườn quốc gia để trải nghiệm thiên nhiên, đồng thời khám phá nét văn hóa của...

Tour nước ngoài ‘thắng thế’ trong mùa du lịch hè

0
(SGTT) – Đã bước vào mùa du lịch hè, tuy nhiên, vé máy bay nội địa vẫn còn cao, ảnh hưởng ít nhiều đến...

Dự án chống ngập 10.000 tỉ của TPHCM vẫn ‘bất động’...

0
(SGTT) - Không chỉ ngập do mưa, nhiều con đường ở TPHCM còn ngập kép do ảnh hưởng của triều cường dâng cao. Trong...

Kết nối