Thứ Sáu, Tháng Năm 3, 2024

Phân kém chất lượng mới đáng lo

Hồng Ngọc –

Có thể các nhà sản xuất phân DAP trong nước hưởng lợi ít nhiều từ biện pháp áp thuế tự vệ của Bộ Công Thương có hiệu lực từ ngày 19-8, nhưng với nông dân và nền nông nghiệp, phân DAP kém chất lượng nhập khẩu, thậm chí là phân giả trên thị trường lại là một câu chuyện khác.

Ngày 4-8, Bộ trưởng Công Thương đã ký quyết định áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời đối với phân DAP và MAP nhập khẩu với mức thuế tự vệ là 1.855.790 đồng/tấn tính từ ngày 19-8 và kéo dài không quá 200 ngày sau khi Bộ Công Thương kết thúc điều tra. Thuế tự vệ được hiểu đơn giản là thuế nhập khẩu bổ sung áp dụng trong trường hợp nhập khẩu hàng hóa quá mức gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước.

Trên thị trường, phân bón MAP (monoammonium phosphate) ít phổ biến mà chủ yếu là DAP (diammonium phosphate) dạng hạt. DAP được dùng bón lót, bón thúc cho cây trồng trên các loại chân đất khác nhau hoặc dùng làm nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất phân bón NPK.

Theo các chuyên gia nông nghiệp, trước năm 2010 trong nước không có sản xuất phân DAP nên nông dân mua phân DAP từ nguồn nhập khẩu với nhu cầu chừng 300.000 tấn/năm, chủ yếu ở vùng ĐBSCL. Dần dà nhờ hiệu quả của DAP trong trồng lúa mà thị trường phân này mở rộng ra cả nước và tăng vọt lên trên dưới 1 triệu tấn mỗi năm, trong đó đến 80% là nhập từ Trung Quốc, theo báo cáo điều tra của Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công Thương. Kể từ năm 2012, Việt Nam bắt đầu sản xuất phân DAP, mỗi năm đưa ra thị trường 100.000-200.000 tấn, và cuộc cạnh tranh DAP trong và ngoài nước bắt đầu.

Điều đáng nói là trên thị trường có không ít loại phân DAP nhập khẩu có giá rẻ đến bất ngờ, rẻ hơn 100.000-200.000 đồng/bao 50 kg so với phân cùng loại, nên dễ thu hút người nông dân với tập quán mua phân bón trước, trả tiền sau khi thu hoạch nông sản, luôn trong tư thế ít có quyền lựa chọn loại phân. Các nhà quản lý ngành nông nghiệp thường than phiền tình trạng phân DAP nhập khẩu từ Trung Quốc mà “kiểm tra ở đâu cũng thấy kém chất lượng như đăng ký trên bao bì, chứng từ” như lời một nhà quản lý nói trên báo gần đây.

Vừa qua, đội quản lý thị trường một địa phương ở ĐBSCL sau khi lấy mẫu toàn bộ phân DAP của các cửa hàng, đại lý trên địa bàn gửi đến cơ quan chuyên môn kiểm tra thì phát hiện gần như DAP nhập khẩu mà có giá rẻ đều là kém chất lượng. Trên các phương tiện truyền thông, chuyện phát hiện DAP kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xảy ra khá thường xuyên.

Lâu nay, phần lớn DAP kém chất lượng tiêu thụ chủ yếu ở vùng xa, sâu, ở các cửa hàng nhỏ, không đăng ký kinh doanh, buôn bán dựa vào mối quan hệ thân quen trong thôn ấp, gần như nằm ngoài tầm kiểm soát chất lượng sản phẩm của các cơ quan chức năng. Thanh tra chuyên ngành nông nghiệp liên tục lập đoàn kiểm tra chất lượng phân bón, trong đó có DAP, nhưng dường như phân bón nhập khẩu không rõ nguồn gốc, kém chất lượng là câu chuyện dài, khó hơn rất nhiều so với biện pháp áp thuế tự vệ để bảo vệ các nhà sản xuất phân trong nước.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Trưa nay ăn gì: Bánh củ cải chiên cho bữa trưa...

0
(SGTT) – Là món ăn bắt nguồn từ văn hóa ẩm thực Trung Hoa, bánh củ cải ở TPHCM được bày bán từ xe...

Thử món hủ tiếu Nam Vang chú Bạch ở chợ Phan...

0
(SGTT) - Khi mua sắm tại chợ Phan Văn Trị, quận Bình Thạnh, mọi người có thể dừng chân tại khu vực ăn uống...

TPHCM: chuyển dự án nhà thi đấu Phan Đình Phùng từ...

0
(SGTT) - Sau nhiều năm đình trệ, UBND TPHCM quyết định chuyển dự án xây dựng Trung tâm thể dục thể thao Phan Đình...

Khai trương đoàn tàu hàng liên vận quốc tế từ ga...

0
(SGTT) - Với việc tổ chức vận tải liên vận quốc tế bằng đường sắt, từ ga Cao Xá, tỉnh Hải Dương, hàng hóa...

Vượt 600 bậc thang chiêm bái tượng Phật khổng lồ ở...

0
(SGTT) - Chùa Ông Núi hay Linh Phong Sơn tự là địa điểm văn hóa, tâm linh ở huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định,...

Về Phú Yên, thăm làng nghề đan thúng chai ở Tuy...

0
(SGTT) - Làng Phú Mỹ, xã An Dân, huyện Tuy An là một trong những nơi còn giữ nghề đan thúng chai truyền thống...

Kết nối