Thứ Sáu, Tháng Năm 3, 2024

Cảnh giác với những tin đồn bắt cóc trẻ em

Phan Anh (TPHCM)

Trẻ con khi đi chơi về muộn sợ bị cha mẹ la rầy bèn nghĩ ra chuyện bắt cóc, nhiều bậc phụ huynh vì tin con, không kiểm chứng đã vội làm đơn tố giác. Từ đó, những người kinh doanh trực tuyến phát tán thông tin nhằm thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng, để rồi câu chuyện không có thật trở thành nỗi hoang mang trong nhiều người.

Sáng 13-6, trên mạng xã hội xuất hiện nhiều lượt thông tin chia sẻ về vụ bắt cóc ở huyện Tuy Đức (Đắk Nông). Theo đó, ba bé trai khoảng 10-12 tuổi đang chơi ở bãi đất trống thì bị ba thanh niên bịt miệng, trói các bé đưa lên taxi, một bé chạy thoát về báo với người dân. Thông tin được phát đi với hàng ngàn lượt chia sẻ, bình luận với tâm trạng hoang mang, lo lắng. Tuy nhiên, theo chính quyền địa phương không có chuyện như vậy, ba cháu bé này mải chơi về muộn nên bịa ra việc bắt cóc để khỏi bị la rầy.

Trước đó, dư luận ở tỉnh Đắk Lắk từng hoang mang vì tin đồn bắt cóc hôm 28-5 ở buôn Eakhit, huyện Cư Kuin. Đến ngày 8-6, trên các diễn đàn mạng xuất hiện đơn kêu cứu của một hộ dân ở địa phương ghi rõ một bé gái sinh năm 2007 bị người lạ bắt cóc đưa đến khu vực nghĩa địa của địa phương. Nhân lúc người lạ sơ hở, bé gái đã chạy thoát và được giải cứu. Câu chuyện ly kỳ kèm theo lá đơn làm chứng cứ sau khi lan truyền nhanh trên mạng xã hội đã trở thành thông tin nóng lan truyền trên các tờ báo lá cải.

Kết quả sau khi cơ quan chức năng vào cuộc thì hóa ra đó là sản phẩm của trí tưởng tượng. Theo lời kể của cháu bé, sáng 28-5 cháu cùng em trai đi chơi trước nhà thì gặp một người hỏi đường và đồng ý ngồi lên xe dẫn đường cho người lạ này, sau đó do không rành tiếng Kinh nên cháu đã bỏ đi khi xe dừng lại ở khu vực nghĩa địa. Rồi vì mải chơi sợ cha mẹ la rầy nên cháu bé bịa ra chuyện bắt cóc mà không biết rằng, câu chuyện của cháu khiến dân làng hoang mang.

Chính vì nhiều thông tin liên quan tới bắt cóc lan truyền trên mạng, nên chỉ cần thấy ai đó khả nghi là mọi người sẽ nghĩ ngay đến đối tượng bắt cóc được “cảnh báo” trên mạng dẫn đến nhiều người bị hàm oan. Trường hợp của chị M. ở Đắk R’Lấp, tỉnh Đắk Nông trong lúc đi thu mua nông sản, do không rành đường, điện thoại lại hết pin nên tạt vào một gia đình hỏi thăm. Lúc chị bước vào chỉ thấy một cháu bé nhưng không thấy nói gì, đúng lúc cháu bé chạy té chị nhanh tay chạy lại đỡ. Không ngờ mẹ đứa bé từ dưới bếp lên thấy vậy đã hô hoán, nghi chị M. định bắt cóc trẻ em. Mặc cho chị M. giải thích nhưng người mẹ vẫn kêu người tới làm chứng, đến khi về trụ sở công an chị M. mới được minh oan.

Cảnh giác là không thừa vì sẽ giúp tránh được những cạm bẫy hay trò lừa đảo của các đối tượng xấu. Tuy nhiên chúng ta cần bình tĩnh suy xét, không nên đa nghi thái quá sẽ làm ảnh hưởng tới người khác. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng cần có biện pháp xử lý những đối tượng đăng thông tin sai sự thật, chưa kiểm chứng nhằm trục lợi cho cá nhân.

2(1)Những thông tin bắt cóc trẻ em chưa được kiểm chứng trên mạng.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Ngày 3-5, đã có 450 người nhập viện do nghi ngộ...

0
Sáng 3-5, Sở Y tế tỉnh Đồng Nai thông tin mới nhất về vụ việc ngộ độc tập thể sau khi ăn bánh mì...

Trekking khám phá hang động núi lửa Chư B’luk

0
(SGTT) - Ẩn mình trong núi rừng Tây Nguyên, hang động núi lửa Chư Bluk là một trong những địa điểm trekking yêu thích...

Booking.com: Khách Việt ngày càng ưu tiên lựa chọn du lịch...

0
Có đến 96% du khách Việt Nam khẳng định du lịch bền vững đóng vai trò quan trọng trong lựa chọn của họ. Đồng...

Trưa nay ăn gì: Bánh củ cải chiên cho bữa trưa...

0
(SGTT) – Là món ăn bắt nguồn từ văn hóa ẩm thực Trung Hoa, bánh củ cải ở TPHCM được bày bán từ xe...

Thử món hủ tiếu Nam Vang chú Bạch ở chợ Phan...

0
(SGTT) - Khi mua sắm tại chợ Phan Văn Trị, quận Bình Thạnh, mọi người có thể dừng chân tại khu vực ăn uống...

TPHCM: chuyển dự án nhà thi đấu Phan Đình Phùng từ...

0
(SGTT) - Sau nhiều năm đình trệ, UBND TPHCM quyết định chuyển dự án xây dựng Trung tâm thể dục thể thao Phan Đình...

Kết nối