Thứ Năm, Tháng Năm 2, 2024

Lãng phí trạm thông tin du lịch

Nguyễn Minh Thanh (TPHCM) –

Tôi đến TPHCM lần đầu tiên vào mùa hè năm 2010. Lúc đó, cầm tấm bản đồ giấy chi chít các con đường và tuyến phố, tôi không tài nào biết cách đi thế nào cho thuận tiện.

20170510_120323

Đang đi quanh quẩn trên đường Phạm Ngọc Thạch qua Hồ Con Rùa rồi rẽ vào đường Võ Văn Tần, tôi thấy một trạm thông tin du lịch. Bước vào bên trong trạm, tôi gõ thông tin nơi muốn đến vào chiếc máy và nhận được kết quả chỉ dẫn đường đi, từ vị trí hiện tại đến đó bao xa, đi qua những con đường nào… Màn hình có thể phóng to, thu nhỏ nên rất dễ tìm đường đi.

20170510_115425

Tôi khá hài lòng khi sử dụng máy và còn nhẹ lòng vì không phải hỏi thăm người khác về đường đi cũng như chủ động lộ trình tham quan. Trạm thông tin du lịch này giống như một tấm bản đồ số đầy đủ các tuyến đường cho du khách trong và ngoài nước và không ai cần tới tấm bản đồ giấy nữa.

Tuy nhiên, đó là chuyện của năm 2010-2012. Giờ đây, đi dọc con đường Võ Văn Tần (quận 3), người đi đường chỉ thấy một trạm thông tin du lịch bên cạnh Hồ Con Rùa đứng trơ trọi nhiều năm không được bảo quản hay tu sửa, với màn hình tối thui vì không có điện.

Tương tự, ở ngã tư giao nhau giữa hai con đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa và Võ Văn Tần, trạm thông tin chỉ được dùng để dán áp phích hay bản thông tin cổ động tuyên truyền, còn bên trong trạm trống trơ khiến nhiều người có ý định tới tìm kiếm thông tin chưng hửng.

Thất vọng nhất có lẽ là du khách nước ngoài. Trước cổng Bảo tàng Chứng tích chiến tranh cũng có một trạm thông tin, nhưng dường như cũng đã bị “bỏ rơi” từ lâu. Một số du khách nước ngoài khi thấy tôi chụp ảnh trạm thông tin trống lốc này đã nhún vai tỏ vẻ thất vọng và nói “thật tiếc và lãng phí” rồi bỏ đi hoặc tra cứu trên điện thoại để tìm nơi đến tiếp theo.

Nơi giao nhau giữa hai đường Cách Mạng Tháng 8 và Tú Xương, gần trạm xe buýt cũng có một trạm thông tin. Đây lại là nơi nhiều người dân đem rác tới đổ, cách vài bước chân là chỗ thường lui tới của những bác xe ôm hay người đứng chờ xe buýt. Một chị bán nước nói: “Máy móc trong trạm hư hỏng từ đời nào rồi mà chẳng thấy ai sửa”.

Vừa qua, Chính phủ xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, và TPHCM có nhiều biện pháp thúc đẩy du lịch, cải thiện hình ảnh với nhiều công trình mới mọc lên và di tích được tu bổ. Song những thành quả đó dường như chưa được bảo vệ đúng mực. Như trạm thông tin du lịch chẳng hạn. Đó là những dịch vụ gia tăng không quy ra tiền cụ thể, nhưng nó giúp du khách cảm thấy đi lại thoải mái hơn. Giờ thì du khách sử dụng các dịch vụ tìm kiếm thông tin qua điện thoại thông minh nhưng cũng có nhiều du khách không tiện dùng điện thoại thông minh vì nhiều lý do. Trạm thông tin, nếu có, sẽ rất tiện lợi.

Tôi nghĩ các trạm thông tin dành cho du khách có lý do để tồn tại, vì vậy nên được các cơ quan quản lý sửa chữa hay nâng cấp để tiếp tục sử dụng. Ngược lại, nếu thành phố xác định không cần sử dụng những trạm này nữa thì có thể tháo bỏ cho vỉa hè thông thoáng lối đi.

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Về Phú Yên, thăm làng nghề đan thúng chai ở Tuy...

0
(SGTT) - Làng Phú Mỹ, xã An Dân, huyện Tuy An là một trong những nơi còn giữ nghề đan thúng chai truyền thống...

Buýt vi vu: Ghé thăm những nhà thờ cùng tuyến buýt...

0
(SGTT) - Trên tuyến xe buýt 30, du khách sẽ có dịp tìm về những công trình tôn giáo như nhà thờ Martino, nhà...

Giải nhiệt ngày hè với 5 thức uống mát lạnh, mới...

0
(SGTT) - Xoài hồng dừa non, trà quýt bạc hà hay nước dừa matcha... là những loại thức uống mới lạ, giúp bạn giải...

Dapen. – Không gian cà phê cá tính tại Đà Nẵng

0
(SGTT) – Dapen. - Quán cà phê “núp hẻm” với lối thiết kế đầy cá tính là địa điểm được nhiều bạn trẻ tại...

Hoa giáng hương ‘tô vàng’ đường phố Hà Nội

0
(SGTT) - Những ngày mùa Hạ, nhiều tuyến đường ở Hà Nội được “tô vàng” bởi sắc hoa giáng hương. Đầm hoa lục bình...

Trưa nay ăn gì: Thử salad gà sốt chanh dây lành...

0
(SGTT) – Sau những ngày tiệc tùng của kỳ nghỉ lễ 30-4, buổi trưa đi làm lại của mọi người nên chọn món ăn...

Kết nối